Người được bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian phải hoàn thành công việc được giao trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, xét theo điều kiện đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức vụ hay không? Vậy khi có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài được trình bay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ là gì?
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3268/QĐ-BGDĐT năm 2018 thì: Bổ nhiệm lại là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.
Mẫu quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ là mẫu quyết định do Giám đốc sở đào tạo ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ dựa trên các văn bản liên quan. Trong mẫu quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ phải nêu rõ chức vụ phải kéo dài, các căn cứ pháp lý để ban hành quyết định và các văn bản khác có liên quan.
Mẫu quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ. Cơ quan ban hành quyết định kéo dài thười gian giữ chức vụ thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo ra quyết định đối với chức vụ đang đảm nhiệm của công chức, viên chức.
2. Mẫu quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ như sau:
UBND TỈNH …………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: ………../QĐ-SGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
……, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ …(1)…. ….(2)….
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ ……. (3) …….;
Căn cứ …… (3) …….;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kéo dài thời gian giữ chức vụ ….(1)….. …..(2)…… đối với ……(4)……
Kể từ ngày … tháng … năm … đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Phụ cấp chức vụ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2. Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Chánh Thanh tra; Trưởng Phòng, Ban của Sở; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Thủ trưởng……(5)….. và ông (bà) …(4)……chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– …(6)…;
– Lưu: VT, (7).
GIÁM ĐỐC (8)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ:
(1) Chức vụ được kéo dài.
(2) Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định
(3) Các văn bản có liên quan.
(4) Tên người được kéo dài chức vụ
(5) Tên đơn vị nơi người được kéo dài chức vụ đang công tác.
(6) Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(8) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
4. Một số quy định khác liên quan:
4.1. Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian xem xét bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ:
– Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định đều phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo.
– Công chức, viên chức sau khi được bổ nhiệm vì những lý do cụ thể như: Sức khỏe không bảo đảm, uy tín giảm sút, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt; không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước…, thì đơn vị tham mưu đề xuất và cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét thay thế hoặc đề xuất việc thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.
– Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
+ Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
+ Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ;
+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xét thấy đã hết thời gian giữ chức vụ, sức khỏe không bảo đảm được chức vụ được giao, trong thời gian giữ chức vụ không hoàn thành công việc, bị kỷ luật, ..v…v.. thì sẽ không được bổ nhiệm lại chức vụ. Công chức, viên chức muốn được bổ nhiệm lại chức vụ cần phải hoàn thành công việc trong thời gian giữ chức vụ, đạt tiêu chuẩn khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm và đảm bảo yếu tố về sứ khỏe.
4.2. Quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo:
Quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo của công chức, viên chức được quy định tại Điều 16 Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
1. Công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng thuộc diện xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
2. Thủ trưởng đơn vị phối hợp với ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp (nơi không có ban thường vụ) tổ chức thực hiện quy trình bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của đơn vị như sau:
a) Đối với bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp Vụ:
– Bước 1: Tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị để tham gia ý kiến và bỏ phiếu kín. Đối với đơn vị có trên 100 công chức, viên chức và người lao động thì không tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức mà tổ chức họp cán bộ chủ chốt của đơn vị gồm thành phần: toàn thể công chức, viên chức và người lao động của đơn vị. Đối với cục có đơn vị sự nghiệp trực thuộc thì thành phần tham gia gồm công chức và người lao động của các phòng và tổ chức tương đương thuộc cục; cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cục. Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cùng tham dự hội nghị. Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ tham dự hội nghị.
– Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại (trường hợp nhân sự là cấp trưởng thì Lãnh đạo Bộ trách đơn vị, sau khi xin ý kiến Bộ trưởng, nhận xét, đánh giá và đề xuất bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại) trước khi họp tập thể lãnh đạo đơn vị để nhận xét, đánh giá, trao đổi, cho ý kiến về việc bổ nhiệm lại và bỏ phiếu kín.
Người được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì trình Ban cán sự Đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp từ 50% trở xuống đồng ý thì báo cáo Ban cán sự Đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
– Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký
b) Đối với bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp phòng:
– Bước 1: Tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức và người lao động của cấp phòng để tham gia ý kiến và bỏ phiếu kín.
– Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại trước khi tập thể lãnh đạo đơn vị họp để nhận xét, đánh giá, trao đổi, cho ý kiến về việc bổ nhiệm lại và bỏ phiếu kín.
Người được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị trình thủ trưởng đơn vị quyết định bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý cán bộ hoặc trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị (qua Vụ Tổ chức cán bộ) quyết định bổ nhiệm lại; trường hợp dưới từ 50% trở xuống đồng ý thì thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định hoặc trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. Quyết định không bổ nhiệm lại đồng thời là quyết định phân công công tác khác đối với công chức, viên chức.
c) Hồ sơ bổ nhiệm lại gồm có:
– Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại;
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
– Các giấy tờ
+ Các biên bản họp và
+ Sơ yếu lý lịch công chức, viên chức (có dán ảnh);
+ Bản kê khai tài sản, thu nhập;
+
+ Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ đề nghị bổ nhiệm và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có). Trường hợp văn bằng do nước ngoài cấp phải có văn bản công nhận của Cục quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ
Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, xem xét nếu công chức, viên chức đủ sức khỏe, uy tín đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất bỏ phiếu kín, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ hoặc trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. Quyết định không kéo dài thời gian giữ chức vụ đồng thời là quyết định bố trí, phân công công tác khác đối với công chức, viên chức.
c) Hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo gồm:
– Tờ trình đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo;
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
– Biên bản cuộc họp tập thể lãnh đạo đơn vị;
– Các giấy tờ:
+ Sơ yếu lý lịch công chức, viên chức (có dán ảnh);
+ Bản kê khai tài sản, thu nhập;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm gửi hồ sơ về Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Nhận xét của đại diện cấp ủy nơi công chức cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của cán bộ và gia đình cán bộ (đối với bổ nhiệm vụ trưởng và tương đương);
+ Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ đề nghị bổ nhiệm và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có). Trường hợp văn bằng do nước ngoài cấp phải có văn bản công nhận của Cục quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo.