Việc thi hành kê biên, xử lý tài sản được thực hiện đối với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự. Việc kê biên sử lý tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền thi hành ra quyết định về việc kê biên, xử lý tài sản. Vậy mẫu quyết định kê biên, xử lý tài sản có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định kê biên, xử lý tài sản là gì?
Kê biên tài sản được quy định dưới góc độ pháp lý là Biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của luật có thể bị phạt tiền hoặc đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mẫu quyết định về việc kê biên, xử lý tài sản là mẫu quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc kê biên, xử lý tài sản. Mẫu nêu rõ nội dung kê biên, biện pháp xử lý…
Mẫu quyết định về việc kê biên, xử lý tài sản được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền mà được quy định cụ thể trong quyết định này là phòng thi hành án lập ra để quyết định về việc kê biên, xử lý tài sản. Và đây cũng là cơ sở để cơ quan khác dựa vào việc kê biên, xử lý tài sản đó để thực hiện công việc của mình.
2. Mẫu quyết định kê biên, xử lý tài sản chi tiết nhất:
Mẫu số 54/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định kê biên, xử lý tài sản ban hành kèm theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Mẫu quyết định kê biên, xử lý tài sản có nội dung chi tiết như sau:
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……../QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kê biên, xử lý tài sản
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật thi hành án dân sự …;
Căn cứ Bản án, Quyết định số … ngày ……. tháng ….. năm ……… của Tòa án…… (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số … ngày….tháng….năm… của Trưởng phòng Thi hành án …;
Xét thấy …;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kê biên tài sản của: …
Địa chỉ …
Tài sản kê biên, xử lý gồm: …
Điều 2. … không được chuyển dịch, sang nhượng các tài sản nêu tại Điều 1 cho đến khi có quyết định của cơ quan thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
Người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định kê biên, xử lý tài sản:
– Người lập quyết định phải ghi rõ quyết định được lập dựa trên căn cứ pháp lý nào?
– Nêu rõ nội dung về quyết định chấm dứt cưỡng chế khai thác đối với tài sản
-Phân cuối của quyết định Chấp hành viên ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về kê biên, xử lý tài sản:
4.1. Một số nội dung cần lưu ý khi kê biên, xử lý tài sản đối với tài sản đang cầm cố, thế chấp:
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, khi kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp để thi hành án, cần lưu ý một số nội dung sau:
Thứ nhất về điều kiện xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thì trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Trường hợp giá trị tài sản kê biên bị giảm thấp hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế
Trường hợp Chấp hành viên đã tiến hành kê biên, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự nhưng sau khi giảm giá theo quy định pháp luật mà giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự đồng thời có văn bản yêu cầu người nhận cầm cố, nhận thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.
Về việc thanh toán chi phí cưỡng chế, theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự và điểm b khoản 1 Điều 43
Thứ ba, Về thanh toán tiền thi hành án
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự: “Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được Thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều này”. Như vậy, trong trường hợp người nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án, Chấp hành viên cần ưu tiên thanh toán cho người nhận cầm cố, thế chấp trước sau đó mới thanh toán các khoản theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự.
Thứ tư, về thu phí thi hành án
4.2. Trình tự, thủ tục kê biên được quy định nhiều nhất và chặt chẽ nhất:
Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án; Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản; biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản; chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật do người phải thi hành án chịu.
4.3. Quy định về kê biên, xử lý đối với một số tài sản đặc thù:
Chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự. Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án. Chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
Đối với quyền sở hữu trí tuệ, Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên. Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì Chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao. Chấp hành viên quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì Chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án. Quyền sở hữu trí tuệ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành