Theo quy định của pháp luật khi quyết định xử phạt hành chính được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành mà nhận thấy sai sót thì cơ quan phải căn cứ vào tính chất, mức độ để hủy toàn bộ hoặc một phần nội dung theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
Xử lí vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác.
Thuế được hiểu là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc các tổ chức, cá nhân không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
Mẫu quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với cá nhân, tổ chức doanh nghiệp không vi phạm hoặc cấp thẩm quyền ban hành quyết định bị sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Trong mẫu quyết định phải ghi thông tin, cá nhân tổ chức được hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền với mục đích hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi xét thấy cá nhân, tổ chức doanh nghiệp không vi phạm hoặc cấp thẩm quyền ban hành quyết định bị sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
2. Mẫu quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Mẫu số: 09/QĐ
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH
——-
Số: /QĐ-[2]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
[3], ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]…
……. [5] ……
Căn cứ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/2020/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số………./QĐ-… ngày….tháng….năm…..(nếu có);
Theo đề nghị của………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ <một phần/toàn bộ> Quyết định số ……/QĐ-…… ngày……tháng……năm…… của[6] ………… xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:………….. Giới tính: ………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………Quốc tịch:………….
Nghề nghiệp:……….
Nơi ở hiện tại:……….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………; ngày cấp:…./…./………. ;
nơi cấp:……..
Mã số thuế (nếu có):…….
<1. Tên tổ chức vi phạm>:……
Địa chỉ trụ sở chính:…….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…….
Ngày cấp:…./…./……; nơi cấp: …….
Mã số thuế:………
Người đại diện theo pháp luật: [7]……. Giới tính: ……
Chức danh:………
2. Lý do hủy bỏ:[8] ……….
3. Nội dung hủy bỏ một phần tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …………../QĐ-…. ………ngày….tháng….năm ……của[6]………..:[9]
a) Hủy bỏ khoản… Điều… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……./QĐ- … ngày ……..tháng…….năm ………..
b) Hủy bỏ Điều… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……./QĐ-… ngày….tháng… năm…
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)[10] ……… là cá nhân bị xử phạt/đại diện cho tổ chức bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 được hoàn trả tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định.[11]
2. Gửi cho[12]……….. để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ……………
– Lưu: ……..
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[13]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;
[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;
[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;
[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;
[6] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
[7] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
[8] Ghi rõ lý do hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính;
[9] Chỉ tiêu này áp dụng trong trường hợp hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
[10] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;
[11] Chỉ tiêu này áp dụng trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong;
[12] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;
[13] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).
4. Một số quy định liên quan:
Căn cứ theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP về hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định:
Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính;
– Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định:
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
+ Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
+ Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt
+ Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt
– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính với những hành vi bị cấm quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính:
“1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
….
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”
– Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
– Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, đối với các quyết định xử phạt hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền thì người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định hoặc hủy một phần tùy vào tính chất, mức độ khi nhận thấy có sai sót khi ban hành quyết định. Theo đó văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.