Trong quá trình thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án phải ra rất nhiều loại quyết định về thi hành án khác nhau. Quyết định hủy quyết định về thi hành án là một trong các loại quyết định về thi hành án. Vậy, mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án:
- 4 4. Một số quy định về hủy quyết định thi hành án:
- 5 5. Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự:
1. Mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án là gì?
Thi hành án dân sự là một công việc có rất nhiều khó khăn, phức tạp nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì kỷ cương. Trên thực tế thì việc thi hành án tác động trực tiếp đến các lợi ích vật chất và tinh thần của người phải thi hành án và người được thi hành án. Mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án ra đời khi cơ quan thi hành án vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà phải hủy quyết định về thi hành án. Mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Mẫu quyết định về việc hủy quyết định về thi hành án là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để quyết định về việc hủy bỏ quyết định thi hành án. Quyết định huỷ bỏ quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành.
2. Mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án:
Mẫu số 03/QĐ-PTHA
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……./QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy quyết định về thi hành án
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày …… tháng ……. năm ……. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số…… ngày ….. tháng ….. năm ….. của Trưởng phòng Thi hành án …;
Xét thấy Quyết định số ……… ngày …. tháng ….. năm ……….. của Chấp hành viên phòng Thi hành án ….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy một phần (toàn bộ) Quyết định số …. ngày …. tháng …. năm …. của Chấp hành viên phòng Thi hành án
Nội dung hủy:
Điều 2. Chấp hành viên ……, người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS.….;
– Lưu: VT, HS, THA;….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy quyết định về thi hành án:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 03/QĐ-PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
+ Lý do ban hành quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
+ Nội dung quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
+ Thông tin về cơ quan, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
+ Hiệu lực thi hành của quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định huỷ quyết định về thi hành án.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của trưởng phòng cơ quan.
4. Một số quy định về hủy quyết định thi hành án:
Căn cứ để hủy quyết định thi hành án:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hủy quyết định thi hành ánkhi phát hiện ra các trường hợp quyết định thi hành án có căn cứ để thu hồi, sửa đổi, bổ sung mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi có yêu cầu.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hủy quyết định thi hành án khi quyết định thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Thẩm quyền hủy quyết định thi hành án:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã đưa ra quy định về thẩm quyền huỷ quyết định thi hành án có nội dung như sau:
– Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án.
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định hủy hoặc yêu cầu hủy quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới.
Cân lưu ý rằng các quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định thi hành án.
5. Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự:
5.1. Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự:
Theo Điều 7b Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 quy định người phải thi hành án có các quyền, nghĩa vụ sau đây trong thi hành án dân sự:
Quyền của người phải thi hành án:
– Người phải thi hành án có quyền tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án.
– Người phải thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014.
– Người phải thi hành án có quyền được
– Người phải thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án.
– Người phải thi hành án có quyền chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014.
– Người phải thi hành án có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ.
– Người phải thi hành án có quyền được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014.
– Người phải thi hành án có quyền khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:
– Người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định.
– Người phải thi hành án có nghĩa vụ thực hiện kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó.
– Người phải thi hành án có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.
– Người phải thi hành án có nghĩa vụ chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014.
5.2. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự:
Theo Điều 7b Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền, nghĩa vụ sau đây trong thi hành án dân sự:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền sau đây:
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền được thông báo, tham gia vào việc thực hiện biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà mình có liên quan
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ sau đây:
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.
Việc Nhà nước ta ban hành các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự đã góp phần đảm bảo được vai trò của quá trình giải quyết vụ án dân sự. Không những thế, việc ban hành các quy định này còn đảm bảo được trách nhiệm và vai trò của các đối tượng này trong thực tiễn giải quyết vụ án, tránh xảy ra tranh chấp và những nhầm lẫn không cần thiết.