Hiện nay, đối với những vụ án mà có nhiều bị can nhưng trong đó lại có bị can có hành vi bỏ trốn nhưng chưa xác nhận được thông tin của bị can đó mà sau khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can thì bị can bi bắt hoặc ra đầu thú thì cơ quan tiến hành tố tụng lại tiếp tụng ra một quyết định hủy bỏ quyết định cơ quan tiến hành tố tụng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
- 4 4. Một số quy định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
1. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là gì?
Tạm đình chỉ được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là quyết định tạm dừng mọi hoạt đông tố tụng của các cơ quan tố tụng của vụ án đối với bi can, bi cáo trong quá trình tố tụng. Vụ án nếu đã có quyết định tạm đình đình chỉ thì có thể được phục hồi điều tra, truy tố và xét xử khi lý do tạm đình chỉ không còn theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Tạm Đình chỉ vụ án diễn ra trong các giai đoạn sau của quá trình tố tụng:
+ Đình chỉ vụ án trong gia đoạn truy tố
+ Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
+ Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Đối mới mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bị hủy bỏ khi bị can trong vụ án đó đã bị bắt hoặc ra đầu thú trong thời gian diễn ra quá trình tố tụng của vụ án đó.
2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……..
__________
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
……, ngày……… tháng……… năm …
QUYẾT ĐỊNH
HUỶ BỎ QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN ĐỐI VỚI BỊ CAN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………
Căn cứ Điều 41 và Điều 247[4] Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…. của[5]…… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của[6]…………;
Xét Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can số…… ngày…… tháng…… năm….. của Viện kiểm sát[7]….. đối với[8]……… về tội…… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Nhận thấy[9]……..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Huỷ bỏ Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của Viện kiểm sát[7]……
Điều 2. Yêu cầu Viện kiểm sát7…….. giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự[10]./.
Nơi nhận:
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[11]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Trường hợp hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự đối với bị can là pháp nhân thương mại thì bổ sung căn cứ Điều 443 BLTTHS
[5] Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
[6] Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố bị can
[7] Ghi tên Viện kiểm sát ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can
[8] Ghi rõ họ, tên người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
[9] Nêu rõ lý do hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can do không có căn cứ và trái pháp luật
[10] Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình thì không ghi Điều này
[11] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Một số quy định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
Theo quy định tại Điều 281
+ Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
+ Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
+ Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
Đối với các trường hợp vụ án có nhiều bị can hoặc bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can và bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo trong một vụ án theo như những quy định dưới đây:
Thứ nhất để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án là khi có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Do đó, khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh tâm thần. Đối với trường hợp bị can mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh tâm thần, khi nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát chuyển sang mà phát hiện bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Thẩm phán phải trưng cầu giám định pháp y.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có kết luận giám định tư pháp xác định bị can mắc bệnh hiểm nghèo thì Thẩm phán đều phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp bị can được xác định mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội . Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định: “Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.”
Khi trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì việc giám định, định giá tài sản vẫn tiếp tục cho đến khi có kết quả. Trong trường hợp này, Thẩm phán sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nhằm mục đích có thêm thời gian chờ kết quả giám định, định giá tài sản.
Thứ hai để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án là khi không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử khi nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và gửi
Thứ ba để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đó là khi chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan thì cần phải tạm đình chỉ vụ án trong thời gian chờ kết quả trả lời của cấp có thẩm quyền. Đối với bị can không liên quan đến căn cứ tạm đình chỉ thì phải tiếp tục tố tụng đối với bị can đó.
Cơ sở pháp lý:
–
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015