Bộ luật luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã đưa ra quy định cụ thể về việc nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự ra đời trong hoàn cảnh đó. Vậy, mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự có nội dung cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự là gì?
Hiện nay, quy định của pháp luật nước ta về việc nhập hay tách vụ án hình sự đã gần như được hoàn thiện hơn và phù hợp với tình hình thực tế hơn. Để đảm bảo quá trình nhập hay tách vụ án hình sự diễn ra chính xác và thuận lợi thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều biểu mẫu cụ thể quy định về vấn đề này. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự là một trong số đó và được các cơ quan có thẩm quyền sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Mẫu số 84/HS: Quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để ban hành quyết định về việc hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự. Mẫu nêu rõ thông tin Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tên Viện kiểm sát ban hành quyết định; tên Cơ quan ra quyết định nhập vụ án hình sự; Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án,… Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự:
Mẫu số 84/HS
Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……….
______________
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
…, ngày…… tháng…… năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH NHẬP VỤ ÁN HÌNH SỰ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ Điều 41 và Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét Quyết định nhập vụ án hình sự số….. ngày…… tháng…… năm…… của [4]..… không đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định nhập vụ án hình sự số…… ngày……. tháng..… năm……. của [4]….…
Điều 2. Giữ nguyên các quyết định khởi tố vụ án hình sự của [5] …. để tiếp tục điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan ra QĐ nhập vụ án;
– VKS cấp trên;
– …..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[6]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy bỏ quyết định nhập vụ án hình sự:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Cơ quan ra quyết định nhập vụ án hình sự
[5] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án
[6] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về nhập vụ án hình sự:
Theo Điều 170
“Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.”
Ta hiểu nhập vụ án hình sự như sau:
Trước tiên, vụ án hình sự được hiểu là một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra trước cơ quan
Bên cạnh đó, vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hình sự thì nhập vụ án chỉ thực hiện được trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần giải quyết trong cùng một vụ án mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.
Cụ thể, theo Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi bị can phạm nhiều tội.
– Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi bị can phạm tội nhiều lần.
– Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi bhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
Quy định về căn cứ nhập vụ án hình sự để điều tra:
– Thứ nhất: Bị can phạm nhiều tội: Một bị can phạm nhiều tội danh được quy định tại
Bị can phạm nhiều tội là trường hợp một chủ thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi đều đã cấu thành nên tội phạm mà đã được quy định trong
– Thứ hai: Bị can phạm tội nhiều lần: Bị can phạm một tội danh và mỗi hành vi phạm tội cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 và tội danh này đã được khởi tố bằng một quyết định khác nhau, đang được điều tra.
Trường hợp bị can phạm tội nhiều lần là quy định mới bổ sung trong
– Thứ ba: Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm là trường hợp vụ án có đồng phạm; Hành vi che giấu tội phạm do bị can thực hiện (biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội), hành vi không tố giác tội phạm do bị can thực hiện (tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện), hành vi tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
Trường hợp này là quy định vừa có tính chất kế thừa, vừa có tính chất bổ sung cái mới. Hiện nay, trên thực tế, tội phạm xảy ra trên thực tế rất phong phú, các bị can không chi thực hiện tội phạm một mình mà còn thực hiện tội phạm cùng với những người khác (đồng phạm).
Tội phạm mà bị can thực hiện trong trường hợp này thường là tội phạm nguồn của tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; liên quan chặt chẽ, cần phải điều tra trong cùng vụ án.
Lưu ý:
Khi nhập vụ án để tiến hành điều tra, truy tố cũng cần lưu ý rằng cơ quan có thẩm quyền không được nhập các vụ án hình sự để điều tra, truy tố nếu các vụ án đó là những vụ án riêng biệt, các tội phạm đã được thực hiện không có quan hệ với nhau hoặc hoạt động của các bị can trong các vụ án đó không có quan hệ với nhau.
Quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra cần phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn hai mươi tư giờ, kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định. Đối với trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ và cần nêu rõ lý do.
Khi thực hiện Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cần chú ý thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và các quy định Khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trong các văn bản pháp luật liên quan.