Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện được pháp luật quy định nhưng không còn hoặc vụ án thuộc vào những trường hợp mà pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Vậy mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là gì?
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi xét thấy có căn cứ về việc huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định và phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật đã quy định.
Đối với trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
(1) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú,
(2) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng,
(3) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng,
(4) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
(1) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo,
(2) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ, ngưng áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.. mà pháp luật đã quy định. Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn nêu rõ những thông tin về quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, VKS cấp dưới giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
2. Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
………, ngày……… tháng……… năm 20……
QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN..(4)
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ các điều 41, 165 (5) 456, 457 và 458 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của(6) ……… đối với(7) ……… về tội…………… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Xét Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn số…… ngày…… tháng…… năm………. của(8) ……
Nhận thấy:..(9) .,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn số…… ngày…… tháng…… năm……….của (8)………
Điều 2. Yêu cầu (10) …………………….. giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự (11) /.
Nơi nhận:
– CQĐT;
– VKS cấp dưới (nếu có);
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG(12 )
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn:
(1) :Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Quyết định áp dụng trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn do Cơ quan điều tra ra hoặc Viện kiểm sát tự huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn do mình ra hoặc Viện kiểm sát cấp trên huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn do Viện kiểm sát cấp dưới ra
(5): Trường hợp huỷ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra thì căn cứ Điều 165; trong giai đoạn truy tố thì căn cứ Điều 236.
(6): Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
(7): Ghi rõ họ, tên người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
(8): Ghi tên cơ quan ra Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
(9): Nêu căn cứ huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại khoản 3 Điều 457 và Điều 458 BLTTHS
(10): Ghi tên Cơ quan có thẩm quyền điều tra, VKS cấp dưới (nếu có)
(11): Trường hợp Viện trưởng VKS huỷ bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Phó Viện trưởng VKS cấp mình thì không ghi điều này
(12): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn:
– Trong một số trường hợp, khi xét thấy có đủ căn cứ hoặc trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện được pháp luật quy định nhưng không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
– Thẩm quyền huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
– Theo quy định của pháp luật, thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra phải giao quyết định đề nghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đề nghị truy tố.
Tại Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành quy định về việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn( cụ thể tại Điều 28), theo đó, khi có đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật đã quy định: Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo, vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo) mà Cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát.
– Trường hợp nhận được văn bản nêu rõ lý do không áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra mà Viện kiểm sát thấy phải áp dụng thủ tục rút gọn thì Viện kiểm sát ra quyết định và chuyển cho Cơ quan điều tra để thực hiện.Cơ quan điều tra phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc có văn bản nêu rõ lý do không áp dụng thủ tục rút gọn.
Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố khi kết thúc điều tra, theo đó, trong quyết định truy tố cũng chỉ ghi tóm tắt những nội dung ( hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng, đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố, tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
+ Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành.