Đối với một số trường hợp khi xét thấy có đủ điều kiện để hủy quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh. Vậy mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là mẫu quyết định do người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành khi tiến hành hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ, bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn. Theo đó, tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nêu rõ những thông tin về người bị áp dụng hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh( họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, nơi cư trú), nội dung của quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
Mẫu quyết định hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh. Mẫu quyết định hủy bỏ tạm hoãn biện pháp xuất cảnh là cơ sở để người bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trước đó được hủy bỏ về quyết định tạm hoãn xuất cảnh đó. Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đó là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được
2. Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh:
VIỆN KIỂM SÁT (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) ….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________ ________________
QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……
Căn cứ các điều 41, 124, 125 và 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định tạm hoãn xuất cảnh số..… ngày……. tháng…… năm của(4) ….;
Xét thấy: (5)……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với:
Họ tên:……Tên gọi khác:…
Giới tính:….Sinh ngày….tháng…….năm……
Quốc tịch……; Dân tộc……; Tôn giáo….
Nghề nghiệp: ……
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……
Cấp ngày……tháng……năm…..; Nơi cấp:……
Nơi cư trú:……
Điều 2. Yêu cầu: (6)… thực hiện Quyết định này theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (7)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên Cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
(5): Nêu lý do hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
(6): Ghi tên cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
(7): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:“KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về tạm hoãn xuất cảnh:
– Về đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ, bị can, bị cáo và những đối tượng này có dấu hiệu bỏ trốn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với những đối tượng đó.
– Về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh: Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của
– Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định đó là những trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: tạm hoãn xuất cản đối với bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của
+ Trường hợp 2: Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Đối với những trường hợp là người được hoãn chấp hành án phạt tù, hoặc là những người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách… đối với những đối tượng này cũng phải áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh bởi lẽ những đối tượng này đang trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật và vì thế họ sẽ bị giới hạn về quyền xuất cảnh.
+ Trường hợp 3: Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Đối với những trường hợp này thì người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự sẽ phải tạm hoãn xuất cảnh nếu không thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.
+ Trường hợp 4: Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Đối với những người đang chấp hành án, thi hành án dân sự thì dĩ nhiên là họ sẽ không thuộc đối tượng được xuất cảnh vì họ còn phải chấp hành, thi hành án dân sự theo quyết định, bản án của Toà án đã tuyên, việc tạm hoãn xuất cảnh của họ sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định và ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
+ Trường hợp 5: Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đối với những trường hợp này thì những chủ thể là người nộp thuế, hoặc những người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cũng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh, bởi lẽ những chủ thể này sẽ phải tiến hành thực hiện nốt nghĩa vụ thế của mình theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 6: Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành
+ Trường hợp 7: Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn, Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Việc tạm hoãn xuất cảnh nhằm ngăn chặn việc một người có dấu hiệu phạm tội bỏ trốn sang nước ngoài hoặc nhằm để ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh, dịch, những loại bệnh truyền nhiễm ( trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh) lan ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến cộng đồng, con người, ảnh hưởng đến nền kinh tế, an ninh, xã hội, thậm chí là cả quốc gia đó.
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
+ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
+ Thông tư 79/2020/TT-BCA về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh do Bộ Công an ban hành.