Trong các trường hợp với những lý do dẫn đến phiên tòa sơ thẩm không diễn ra theo trình tự nêu trên và có thể bị hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật. Vậy để hiểu thêm về hoãn phiên tòa và Mẫu quyết định hoãn phiên tòa và trường hợp hoãn phiên tòa được quy định và thực hiện như thế naò?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hoãn phiên tòa là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định và việc Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật
Mẫu quyết định hoãn phiên tòa là mẫu được ban hành với các nội dung và thông tin về quyết định hoãn phiên tòa trong một số trường hợp cụ thể được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, với mục đích hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng
2. Mẫu quyết định hoãn phiên tòa:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
TOÀ ÁN NHÂN DÂN….. (1)
________
Số:…../…../QĐST-…. (2)
QUYẾT ĐỊNH
HOÃN PHIÊN TÒA
TÒA ÁN NHÂN DÂN………..
Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): Ông (Bà)………
Các Hội thẩm nhân dân:
1.Ông (Bà)
2.Ông (Bà)
3.Ông (Bà)
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(3)
là Thư ký Toà án nhân dân………….
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân(4)…………tham gia phiên toà: Ông (Bà) ……….Kiểm sát viên (nếu có).
Đã tiến hành mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án dân sự thụ lý số:…/…/TLST-……., ngày … tháng… năm…..(5) về việc(6)
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:………./……………/QĐXXST-…….. ngày…tháng… năm……(7)……
Xét thấy: (8)……..
Căn cứ vào các điều(9) ………. và Điều 233, 235 của Bộ luật tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hoãn phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số…/…/TLST-…. ngày….tháng…..năm…..
2.Thời gian, địa điểm mở lại phiên toà xét xử vụ án được ấn định như sau(10)
…………
…………
Nơi nhận:
– Đương sự (vắng mặt tại phiên tòa);
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án;
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định hoãn phiên tòa:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 49-DS:
(1) Ghi tên
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định hoãn phiên tòa (ví dụ: Số: 89/2017/QĐST-KDTM).
(3) Ghi họ tên của Thư ký Tòa án và tên Tòa án nơi thư ký Tòa án công tác như hướng dẫn tại điểm (1).
(4) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.
(5) Ghi số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: số 30/2017/TLST-LĐ).
(6) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(7) Ghi số, ngày, tháng, năm của Quyết định đưa vụ án ra xét xử (ví dụ: số 02/2017/QĐXXST-LĐ ngày 20 tháng 01 năm 2017).
(8) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự được nêu tại khoản 1 Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Xét thấy nguyên đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất vì lý do tai nạn lao động).
(9) Tòa từng trường hợp cụ thể mà ghi điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: nguyên đơn vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng (bị tai nạn lao động phải đi cấp cứu tại bệnh viện) quy định tại khoản 1 Điều 227 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì ghi: “Căn cứ vào khoản 1 Điều 227 và Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự”).
(10) Ghi rõ thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa dân sự sơ thẩm (ví dụ: Phiên tòa dân sự sơ thẩm sẽ được mở lại vào hồi 08.00 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân quận 1, thành phố H), địa chỉ số….phố…phường….quận 1, thành phố H. Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi “Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa xét xử vụ án sẽ được Tòa án thông báo sau”.
4. Một số quy định của pháp luật về quyết định hoãn phiên tòa:
4.1. Thời điểm hoãn phiên tòa:
Đối với việc “Hoãn phiên tòa” phát sinh vào thời điểm trước khi bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Tòa án chỉ có thể hoãn phiên tòa khi có những căn cứ được quy định tại Điều 233 BLTTDS năm 2015
4.2. Thời hạn hoãn phiên tòa:
Vè Thời hạn “hoãn phiên tòa” sơ thẩm và phúc thẩm không được quá 1 tháng, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn hiên tòa không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 233 BLTTDS năm 2015) theo quy định của pháp luật
4.3 Hình thức hoãn phiên tòa:
Việc “hoãn phiên tòa” phải ra Quyết định hoãn phiên tòa bằng văn bản và Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết dịnh đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp (khoản 3 Điều 233).
Đối với Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định
+ Tên Tòa án và họ tên những người tiến hành tố tụng; vụ án được đưa ra xét xử
+ lý do của việc hoãn phiên tòa; thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa (khoản 2 Điều 233
Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về việc “hoãn phiên tòa” rõ ràng, cụ thể hơn so với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Còn đối với trường hợp việc xét xử có thể “tạm ngừng phiên tòa”, và về nguyên tắc thì phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, trừ trường hợp có căn cứ tạm ngừng phiên tòa và Tòa án chỉ tạm ngừng phiên tòa ở giai đoạn xét xử sơ thẩm là chủ yếu và chỉ trong trường hợp khi có lý do đặc biệt theo quy định của pháp luật
5. Quy định về Trường hợp hoãn phiên tòa:
Về xét xử sơ thẩm, theo quy định tại Điều 233 BLTTDS năm 2015 thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:
– Tại phiên tòa,… trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 56.
– Tại phiên tòa,… trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 62.
– Tại phiên tòa, phiên họp,… trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 84.
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (khoản 1 Điều 227).
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 227).
– Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa… Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án (khoản 2 Điều 229).
– Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 230).
– Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 231).
– Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ toạ phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do (khoản 2 Điều 241).
Về xét xử phúc thẩm, tại Điều 296 BLTTDS năm 2015 quy định Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:
– Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
– Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
– Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Theo đó muốn thực hiện hoãn phiên tòa thì cần thực hiện theo các trình tự thủ tục mà pháp luật đề ra, hơn nữa phải đáp ứng điều kiện đó là thuộc một trong các trường hợp như đã nêu như trên. Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Mẫu số 49-DS: Mẫu quyết định hoãn phiên tòa và trường hợp hoãn phiên tòa chi tiết và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: