Việc hoãn phiên tòa này được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, cần hướng xử lý mới để tháo gỡ vướng mắc trong trường hợp không thể xét xử được theo đúng dự kiến nhưng vẫn phải mở phiên tòa chỉ để tuyên bố hoãn cho đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Vậy quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được lập ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm là gì?
Mẫu quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm là mẫu văn bản của cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền mà ở đây là Thẩm phán chủ phiên Tòa lập ra để hoãn phiên tòa phúc thẩm vì một lý do nào đó mà phiên tòa không thể xét xử theo đúng quy định như đã thông báo theo quy định của pháp luật hiện hành
Mẫu quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Thẩm phán chủ phiên Tòa lập ra để hoãn phiên tòa phúc thẩm vì một lý do nào đó mà phiên tòa không thể xét xử theo đúng quy định như đã thông báo theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Mẫu quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm:
Mẫu số 74-DS: Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN…. (1)
____________
Số:…../…../QĐ-PT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
…, ngày … tháng … năm…
QUYẾT ĐỊNH
HOÃN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……(2)
Với Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông(Bà):
Ông(Bà):
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) … Thư ký Tòa án, Tòa án nhân dân
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân
Ông (Bà): … – Kiểm sát viên (nếu có).
Đã tiến hành mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số:…/…/TLPT-……ngày…….tháng…..năm… về việc(3)
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:../…/.. ngày…tháng.… năm
Xét thấy: (4)
Căn cứ vào các điều(5) …và Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hoãn phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số…./…./TLPT-…. ngày….tháng…..năm…..
2. Thời gian, địa điểm mở lại phiên toà xét xử vụ án được ấn định như sau:(6)
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại khoản 3 Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm:
(1) và (2) Ghi tên Toà án ra quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm; nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Nam Định); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(4) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên toà dân sự phúc thẩm thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Xét thấy người kháng cáo đã được Toà án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt tại phiên toà lần thứ nhất vì có lý do chính đáng).
(5) Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ghi điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng (bị tai nạn lao động phải đi cấp cứu tại bệnh viện) quy định tại khoản 2 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì ghi: “Căn cứ vào khoản 2 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự”).
(6) Ghi rõ thời gian, địa điểm mở lại phiên toà phúc thẩm (ví dụ: Phiên toà phúc thẩm sẽ được mở lại vào hồi 08 giờ 00 ngày 10 tháng 3 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh H, địa chỉ số….phố…thị xã X, tỉnh H). Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi “Thời gian, địa điểm mở lại phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án sẽ được Toà án thông báo sau”.
4. Một số quy định về hoãn phiên tòa phúc thẩm
4.1. Thẩm quyền hoãn phiên tòa:
Về thẩm quyền hoãn phiên tòa, khoản 1 Điều 233 BLTTDS năm 2015 quy định:
“Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này”.
Vì thời điểm quyết định hoãn phiên tòa chỉ xảy ra khi đã mở phiên tòa và trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa nên thẩm quyền ban hành quyết định hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ thuộc về Hội đồng xét xử. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam các thời kỳ đều quy định thẩm quyền hoãn phiên tòa sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.
Thẩm quyền ban hành quyết định hoãn phiên tòa sẽ bị ảnh hưởng bởi việc xác định thời điểm quyết định hoãn phiên tòa, do đó cũng sẽ có hai ý kiến khác nhau: (1) Giữ nguyên thẩm quyền thuộc về Hội đồng xét xử; (2) Bổ sung thêm trường hợp trao quyền cho Thẩm phán được quyết định hoãn phiên tòa trong thời điểm trước khi mở phiên tòa.
4.2. Các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm:
Điều 16
Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về hoãn phiên toà phúc thẩm quy định tại Điều 266 của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Thứ nhất, Trong các trường hợp đối với người kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt lần thứ nhất, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà mà không phân biệt họ vắng mặt có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Thứ hai, Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt (nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác).
Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 266 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo của những người kháng cáo có mặt tại phiên toà.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo vắng mặt thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 266 của Bộ luật tố tụng dân sự và phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó độc lập và không liên quan đến phần khác của bản án bị kháng cáo, kháng nghị, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt mà không phải ra quyết định riêng bằng văn bản, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Trong quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phải ghi rõ bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, Đối với người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà, thì việc hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và Điều 206 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 27 và Điều 28
Thứ tư, Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hoãn phiên toà phúc thẩm, thì thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 29 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai cuat thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành