Việc hoãn phiên họp này nhằm đảm bảo tối đa quyền của các đương sự cũng như đảm bảo việc tiến hành hoạt động tố tụng được thực hiện đúng nguyên tắc tố tụng. Khi quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, thì Tòa án sẽ ban hành Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (16-VDS).
Mục lục bài viết
1. Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự là gì?
Hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự chính là việc không tiếp tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự nữa, mà sẽ tiến hành phiên họp đó vào một thời điểm khác. Vậy phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự được hoãn khi nào?
Theo quy định tại Điều 367 và Điều 368
Chủ thể quyết định việc hoãn phiên họp sơ thẩm chính là Thẩm phán giải quyết vụ việc (nếu vụ việc do một thẩm phán giải quyết) còn nếu việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự giải quyết thì Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
Việc quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự dù do chủ thể nào quyết định thì cũng phải được thể hiện bằng Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự. Từ đó, hiểu Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự chính là văn bản do Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự ban hành khi quyết định hoãn phiên họp giải quyết việc dân sự trong trường hợp cần phải hoãn phiên họp lại theo quy định của luật.
Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (16-VDS) được dùng để thể hiện quyết định của Tòa án, dừng việc tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự lại để tiến hành lại phiên họp vào một thời điểm khác. Quyết định hoãn phiên họp này sẽ được lưu trong hồ sơ việc dân sự và được gửi đến các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (16-VDS) thể hiện các nội dung như thành phần người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Thư ký Tòa án, đại diện Viện Kiểm sát), người tham gia tố tụng (đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người phiên dịch, người giám định,..) , lý do hoãn phiên họp, thời gian địa điểm tiến hành lại phiên họp,… bên cạnh đó cũng không thể thiếu các nội dung như Tòa án nơi ban hành quyết định, số hiệu văn bản, thông tin về việc dân sự được thụ lý giải quyết,…
2. Mẫu Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (16-VDS):
Mẫu Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (16-VDS) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
——-
Số: ……../……../QĐST-……(2)
……., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
HOÃN PHIÊN HỌP SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN …………
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) …….
Các Thẩm phán(3): Ông (Bà) …..
Ông (Bà) …..
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(4) ……
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân …….. tham gia phiên họp:
Ông (Bà)….. – Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số:…/…/TLST-….. ngày…. tháng….. năm….; về việc(5)…; theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự số…./…. /QĐST- …. ngày….. tháng ….năm…. , gồm những người tham gia tố tụng sau đây:
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6) ……
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)……
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)…….
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)…..
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11) …..
Xét thấy (12)…..
Căn cứ (13)…….Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số…../…../TLST-…… ngày….tháng…..năm về việc(14)….
Điều 2. Thời gian, địa điểm mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự được ấn định như sau:(15).
Nơi nhận:
– Đương sự, (16)………;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP (17)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự:
Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (16-VDS) được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐST-HNGĐ”.
(3) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không cần ghi nội dung này.
(4) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(5) và (14) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(6) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…..”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ… là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ… là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…).
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Xét thấy người yêu cầu đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự lần thứ nhất vì có lý do chính đáng).
(13) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(15) Ghi rõ thời gian, địa điểm mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (ví dụ: Phiên họp giải quyết việc dân sự sẽ được mở lại vào hồi 08 giờ 00 ngày 10 tháng 10 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh H, địa chỉ số….phố…thị xã X, tỉnh H). Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi “Thời gian, địa điểm mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự sẽ được Tòa án thông báo sau”.
(16) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
(17) Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì ghi:
“THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)”
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
– Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự