Hiện nay, pháp luật quy định cụ thể về quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, quyết định giao quyền sử phạt vi phạm hành chính là gì? Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính được ghi nhận tại
Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính là văn bản do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ban hành nhằm giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên hoặc theo vụ việc.
Quyết định giao quyền phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Quyết định giao quyền phải được đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên. Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính là căn cứ để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cấp phó được giao quyền, là cơ sở để hợp pháp hóa hoạt động của người có thẩm quyền cũng như cấp phó. Kể từ thời điểm quyết định có hiệu lực, cấp phó được thực hiện các thẩm quyền của người giao quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định này còn là cơ sở để xác định trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện thẩm quyền, đồng thời là hình thức pháp lý bắt buộc chứng minh tính tuân thủ pháp luật cảu người giao quyền nếu buộc phải giao quyền trong một số trường hợp (thường xuyên hoặc theo vụ việc).
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt,….
– Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, …
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ bộ đội biên phòng.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển.
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển.
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển.
– Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.
– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan.
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,…
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
– Người đứng đầu các cơ quan kiểm lâm, cơ quan thuế, quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa,….
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là rất rộng, được trao cho nhiều chủ thể thuộc các cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng được tính chuyên môn, tính nhanh chóng trong công tác xử phạt vi phạm hành chính. Điều quan trọng là người có thẩm quyền giao quyền phải là người đứng đầu cơ quan, và có cấp phó giúp việc, ví dụ như Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì sẽ có các phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể đồng thời thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính.
Quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính đã có sự sửa đổi, bổ sung trong quy định ở Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2020 (chưa có hiệu lực), về bản chất thì không có sự thay đổi nhiều, vẫn là việc quy định giao quyền cho cấp phó thực hiện, tuy nhiên do việc mở rộng người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nên việc trao quyền cũng sẽ có sự mở rộng về chủ thể hơn, đây hứa hẹn sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền thực hiện thẩm quyền của mình một cách chính xác và hiệu quả nhất.
2. Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính:
Mẫu quyết định số 34, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /QĐ-GQXP | (2) ……., ngày…. tháng…. năm …….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ (4) …………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của <cơ quan, tổ chức>(*) (1) ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
- Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà) có tên sau đây:
Họ và tên: …………
Chức vụ: ………………
Cơ quan: ……………
- Phạm vi giao quyền: (5) …………
- Nội dung giao quyền: (6) …………
- Thời hạn giao quyền: (7) ……………
- Được thực hiện các thẩm quyền của: (8) ……………quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, kể từ ngày ……/…../……
Điều 2. Trong khi tiến hành các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, ông (bà) có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền xử phạt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. <Người đứng đầu bộ phận tổ chức, bộ phận văn phòng của đơn vị>(*), ông (bà) có tên tại Điều 1 và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (9) |
3. Hướng dẫn mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính:
* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(5) Ghi rõ giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên hay theo vụ việc.
(6) Ghi rõ thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(7) Ghi cụ thể thời hạn giao quyền (theo đơn vị thời gian ngày, tháng hoặc năm). Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo vụ việc thì không phải ghi thời hạn giao quyền.
(8) Ghi chức danh của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(9) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc tương đương ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.