Theo quy định chủ thể có thẩm quyền tạm giữ người vì một số lý do nhất định mà không thể tiếp tục tạm giữ người thì những chủ thể này có thể giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho chủ thể khác bằng quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Vậy mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu số 34/QĐ-GQTGN: Mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
- 4 4. Những quy định của pháp luật liên quan đến giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
1. Mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính là văn bản do bên cơ quan, đơn vị tạm giữ người lập ra với các nội dung bao gồm các căn cứ giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nội dung của quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Mục đích của mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính: khi cơ quan, đơn vị tạm giữ người muốn trao quyền tạm giữ người cho một cơ quan, đơn vị khác sẽ tiến hành lập văn bản này nhằm mục đích quyết định về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho cơ quan, đơn vị khác.
2. Mẫu số 34/QĐ-GQTGN: Mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Mẫu số 34/QĐ-GQTGN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…………… (1)
……………. (2)
Số: …………/QĐ-GQTGN
…..(3)……., ngày ……… tháng ……… năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 54, Khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;
Căn cứ (4)………..quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1)……
Tôi: ……………
Cấp bậc, chức vụ: ……..
Đơn vị: ………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho Ông/Bà: ………….
Chức vụ:……………..Đơn vị: …………
Lý do giao quyền (5): …………….
Thời hạn được giao quyền (6): …………………
Nội dung giao quyền: Được quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, kể từ ngày…………../………………/…………….
Điều 2. Trong khi tiến hành quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính, Ông/Bà có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. (7)……..chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
Người soạn thảo mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
Về nội dung mẫu quyết định: căn cứ của mẫu quyết định và nội dung mẫu quyết định;
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra Quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
(5) Ghi rõ lý do vắng mặt do phải đi công tác, đi học, nghỉ phép, nghỉ ốm, đi chữa bệnh,… hoặc lý do khác;
(6) Ghi cụ thể thời gian giao quyền;
(7) Ghi tên người đứng đầu bộ phận tổ chức/bộ phận văn phòng của đơn vị và Ghi họ tên người được giao quyền.
4. Những quy định của pháp luật liên quan đến giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Trường hợp cho rằng cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác, có căn cứ cho rằng nếu không thực hiện ngăn chặn ngay sẽ gây ra những hậu quả cho người khác hoặc gây hậu quả cho công cộng;
+ Khi phát hiện các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cần ngăn chặn và đình chỉ ngay;
+ Khi thấy cần thiết nhằm mục đích thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, việc giữu người trong trường hợp này nhằm mục đích ngăn chặn việc gặp gỡ và nhằm bảo vệ người bị bạo lực
+ Tạm giữ nhằm mục đích để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
– Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 122
Tuy nhiên đối với các trường trường hợp cần thiết và có căn cứ cho rằng cần tạm giữ lâu hơn nhằm mục đích khai thác thông tin hoặc ngăn chặn các hậu quả thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, các trường hợp này sẽ gặp khó khăn trong việc thu giữ thông tin hoặc ngăn chặn các thiệt hại sẽ xảy ra nên pháp luật quy định thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Các trường hợp khẩn cấp xảy ra và các chủ thể có thẩm quyền tạm giữ người thực hiện tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
– Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Nơi tạm giữ được quy định là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Việc tạm giữ phải được thực hiện đúng theo quy định, đúng nơi tạm giữ.
Trong các trường hợp tại các cơ quan không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì pháp luật cho phép có thể tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải đảm bảo các quy định chung.
Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nơi tạm giữ theo quy định được xem là đảm bảo khi nơi tạm giữ cần phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh và an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ, điều này tức đảm bảo an toàn cho người tạm giữ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường hoặc sàn nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2, người bị tạm giữ cần được đảm bảo các quyền cơ bản của con người do đó những điều kiện cơ bản về sinh hoạt phải được đảm bảo.
+ Các cơ quan cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, các buồng này cần đảm bảo các quy định trên trong đó các nhà tạm giữ này cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của các cá nhân bị tạm giữ.
+ Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ. Tuy thuộc vào kết cấu và điều kiện của các tàu bay, tàu biển, tàu hỏa nên việc sắp xếp nơi tạm giữ khác nhau.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì những người có thẩm quyền sẽ tiến hành tạm giữ người theo thử tục quy định, trong quá trình tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền cần đảm bảo các quy định về tạm giữ người, đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về mẫu quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nội dung quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính và các nội dung liên quan đến quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.