Trong một số trường hợp người có thẩm quyền xử phạt với lý do vắng mặt hợp pháp thì có thể chuyển giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cấp dưới là cấp phó thay mình thi hành quyết định xử phạt. Mẫu quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (MQĐ 35) mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu MQĐ 35: Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu MQĐ 35: Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Mẫu quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật đã quy định áp dụng những biện pháp cưỡng chế trong những vụ án có hành vi nghiêm trọng buộc phải có cưỡng chế từ cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, cưỡng chế ở đây được hiểu là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần với mục đích buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thâm thể của các cá nhân.
Mẫu MQĐ 35 Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành
Mẫu MQĐ 35 Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan có thẩm quyền thi hành xử phạt quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người giữ chức vụ cấp phó dựa trên cơ sở theo quy định giao đúng thẩm quyền pháp luật
2. Mẫu MQĐ 35: Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Mẫu quyết định số 35, Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /QĐ-GQCC | (2) ……., ngày…. tháng…. năm …….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ khoản 2 Điều 87
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Căn cứ (4) ……… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của <cơ quan, tổ chức>(*) (1) ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà) có tên sau đây:
Họ và tên: …
Chức vụ: …
Cơ quan: …
2. Thời hạn giao quyền: (5) ………
3. Nội dung giao quyền: Được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, kể từ ngày …../…../…….
Điều 2. Trong khi tiến hành quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ông (bà) có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. <Người đứng đầu bộ phận tổ chức, bộ phận văn phòng của đơn vị>(*), ông (bà) có tên tại Điều 1 và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên) |
3. Hướng dẫn lập Mẫu MQĐ 35: Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Mẫu này được sử dụng để ra quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(5) Ghi cụ thể thời hạn giao quyền (theo đơn vị thời gian ngày, tháng hoặc năm).
(6) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc tương đương ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
4. Một số quy định pháp luật liên quan giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Pháp luật quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của mình.
– Theo đó, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc về:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;
+ Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
+ Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
+ Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;
+ Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;
+ Chánh án
Thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
+ Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
+ Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
+ Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.