Khi tiến hành cưỡng chế trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, chủ thể có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời pháp luật cũng cho phép chủ thể này quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho chủ thể khác.
Mục lục bài viết
1. Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có các đặc điểm sau:
– Cưỡng chế thi hành mang tính bắt buộc của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Tức là, cưỡng chế là biện pháp áp dụng đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
– Đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân, tổ chức Việt nam; cá nhân tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.
– Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là việc áp dụng các biện pháp bắt buộc thi hành đối với đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản do người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành ban hành nhằm giao quyền cho cấp phó nhằm cho phép cấp phó thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản bắt buộc ban hành nếu người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế muốn giao quyền, điều này đã được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 87
Thẩm quyền quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuốc về người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, điển hình như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh,…; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh,…; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;…. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;…Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;…Xuất phát từ việc đã da dạng chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, do đó, thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định cũng được trao cho nhiều chủ thể, hơn nữa, mỗi lĩnh vực quản lý mang những đặc điểm khác nhau, việc giao quyền quyết định cưỡng chế cho người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong mỗi lĩnh vực nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất, sao cho việc thi hành quyết định xử phạt phải đảm bảo trên thực tế một cách tối đa.
Bằng việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm sẽ tránh được tính trạng tồn động việc thi hành quyết định xử phạt do người có thẩm quyền gặp phải các tình huống đột xuất, đây cũng là căn cứ thể hiện sự linh hoạt, phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới để mang lại hiệu quả cao trong công việc.
2. Mẫu quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN(1)
——-
Số:…./QĐ-GQCC
(2) ….. , ngày…. tháng…. năm…..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính*
Căn cứ Điều 54, khoản 2 Điều 87
Căn cứ khoản 6 Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số…./2017/NĐ-CP ngày…./…./2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
Căn cứ(3) ……….. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của <cơ quan, tổ chức>(1)…….. ;
Tôi:… …
Chức vụ(4):……….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà) có tên sau đây:
Họ và tên: ……….
Chức vụ: ……….
Đơn vị công tác:………….
1. Lý do giao quyền(5): …………..
2. Thời hạn được giao quyền(6): …………
3. Nội dung giao quyền: Được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, kể từ ngày…./…./……..
Điều 2. Trong khi tiến hành quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ông (bà) có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. <Người đứng đầu bộ phận tổ chức, bộ phận văn phòng của đơn vị>, <người được giao quyền>, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: VT, …
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
* Mẫu này được sử dụng để người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao quyền cho cấp phó quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi rõ lý do vắng mặt do phải đi công tác, đi học, nghỉ phép, nghỉ ốm, đi chữa bệnh,… hoặc lý do khác.
(6) Ghi cụ thể thời hạn được giao quyền (tính theo đơn vị thời gian ngày hoặc tháng).
Cơ sở pháp lý:
Luật Xử lý vi phạm hành chính hợp nhất năm 2020.
Mẫu quyết định số 20, Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (Hiện đã hết hiệu lực).