Trong trường hợp mà cá nhân vi phạm không đủ điều kiện thực hiện việc một tiền phạt thì có thể viết đơn đề nghị giảm hoặc miễn gửi cho người đã ra quyết định xử phạt. Khi nhận được đơn chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định giảm hoặc miễn tiền phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Quyết định giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính là gì?
Quyết định giảm hoặc miễn tiền phạt vi phạm hành chính là văn bản do Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành để ra quyết định miễn hoặc giảm mức tiền phạt mà cá nhân có hành vi vi phạm hành chính khi có đơn đề nghị xét giảm hoặc miễn tiền phạt.
Theo Khoản 1 và khoản 2, Điều 2,
” Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
– Công an nhân dân;
– Bộ đội Biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Kiểm lâm;
– Cơ quan thuế;
– Quản lý thị trường;
– Thanh tra;
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Cục Quản lý lao động ngoài nước;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Quyết định giảm hoặc miễn tiền phạt vi phạm hành chính là văn bản chứa đựng những thông tin về chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giảm hoặc miễn tiền phạt, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, nội dung của quyết định. Quyết định giảm hoặc miễn tiền phạt vi phạm hành chính được lập ra dựa trên đơn đề nghị giảm hoặc miễn tiền phạt của cá nhân và quyết định phải có sự xác nhận của người ra quyết định.
2. Mẫu quyết định giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính:
….(1)
…(2)
Số:……./QĐ-GMTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.(3)…., ngày ……… tháng ……… năm …
QUYẾT ĐỊNH
Giảm/Miễn tiền phạt vi phạm hành chính
– Căn cứ Điều 77
– Căn cứ
– Căn cứ Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền số ngày……../……/….do…….ký (nếu có);
– Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số ngày……../……/…..(nếu có);
Xét đơn đề nghị giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính ngày……./…../….của Ông(Bà)……..…..được(4)……….xác nhận;
Tôi:…….Cấp bậc, chức vụ:………Đơn vị:….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giảm/Miễn tiền phạt vi phạm hành chính tại
Số tiền phạt mà Ông(Bà)….được giảm/miễn là:…..đồng (Bằng chữ: ………….).
Số tiền phạt sau khi giảm/miễn Ông(Bà) phải nộp là:…..đồng (Bằng chữ: .).
Lý do giảm/miễn:….
Ông(Bà) được nhận lại(5)……
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
Giao cho Ông(Bà)…..để chấp hành Quyết định.
Gửi cho(6)……để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn viết quyết định giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị của người ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn nơi cá nhân vi phạm cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc đã thực hiện xác nhận;
(5) Ghi giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính;
(6) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Một số quy định về xử lý vi phạm hành chính:
4.1. Quy định về giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính:
Theo Điều 77,
“1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”
Qua điều luật ta có thể thấy:
– Đối tượng được xem xét giảm, miễn tiền phạt: cá nhân đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
– Những đối tượng này muốn được xem xét miễn, giảm tiền phạt hành chính phải thực hiện nộp đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt.
– Và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn hoặc giảm thì chủ thể có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và
– Và sau khi có quyết định giảm hoặc miễn tiền phạt vi phạm hành chính thì cá nhân đó sẽ nhận được những giấy tờ, phương tiện đã bị giữ như: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4.2. Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên:
Việc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Phần thứ năm và các quy định khác có liên quan của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, với những nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 134 như sau:
+ Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
+ Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
+ Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
+ Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
+ Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Khi xử phạt hành chính đối với những người chưa thành niên vi phạm thì các Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ, chính xác những nguyên tắc ở Điều 3 cùng với những nguyên tắc được ghi nhận ở Điều 134 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc đảm bảo những nguyên tắc này để đảm bảo quyền và lợi ích của người chưa thành niên đồng thời sự răn đe, giáo dục của Nhà nước đối với người chưa thành niên. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện thực hiện được quy định đối với người chưa thành niên bao gồm: Nhắc nhở và quản lý tại gia đình.