Trong các trường hợp thực hiện Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì cần có thủ tục kèm theo đó chính là làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Vậy làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
- 4 4. Trình tự thủ tục Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
1. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị giám đốc thẩm.
Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao là mẫu được lập ra với các nội dung và thông tin trong các trường hợp cụ thể với mục đích quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––––
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI……(1)
–––––––
Quyết định giám đốc thẩm
Số: …./……. /………(2)
Ngày … -… – ….. (3)
V/v tranh chấp…………(4)
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI……(5)
– Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có(6)
– Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) ……….(7)
– Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại……….. tham gia phiên tòa: Ông (Bà) …….. – Kiểm sát viên.
Ngày … tháng … năm …… (8), tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án ………. “Tranh chấp………….. (9)” giữa các đương sự:
Nguyên đơn:(10)
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(11)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(12)
2. Bị đơn: (13)
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(14)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(15)
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc tham gia tố tụng với bên bị đơn):(16)
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)……………
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)
Người tham gia tố tụng khác (nếu có)………
NỘI DUNG VỤ ÁN(19):
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN(20):
[1]
[2]
[3]
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào .(21)
(22):
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại Điều 350 BLTTDS;
– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.
TM. ỦY BAN THẨM PHÁN
CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(23)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 91-DS:
(1) (5) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: Nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “Số:100/2017/DS-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “Số:108/2017/HNGĐ-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “Số:110/2017/KDTM-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “Số:115/2017/LĐ-GĐT”).
(3) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.
(4) (9) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết.
(6) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.
(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án.
(8) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).
(10) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(11) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại… là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B trú tại… là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…).
(12) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).
(14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).
(15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).
(19) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.
(20) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].
(21) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.
(22) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật tố tụng dân sự.
(23) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”
4. Trình tự thủ tục Giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
Để thể hiện ý kiến của mình về bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đương sự có thể thực hiện nộp đơn đề nghị xem xét lại những giấy tờ trên:
Bước 1. Đương sự nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Tòa án, Viện kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn đề nghị bao gồm các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị.
– Tên, địa chỉ của người đề nghị.
– Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị.
– Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của
Bước 2. Tòa án, Viện kiểm sát tiếp nhận đơn đề nghị và ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Bước 3. Tòa án, Viện kiểm sát kiêm sát tra tính hợp lý, đầy đủ của đơn đề nghị. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
Bước 4. Nếu hồ đơn đã đầy đủ, hợp lệ, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luât Tố Tụng Dân sự 2015