Khi thực hiện Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định. Vậy làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- 4 4. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao:
1. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của
Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
–––––––
Quyết định giám đốc thẩm
Số: …./……. /………(1)
Ngày … -… – ….. (2)
V/v tranh chấp…………(3)
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
– Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có:(4)
– Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) ….. (5) Tòa án nhân dân tối cao.
– Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa:
Ông (Bà) …… …. – Kiểm sát viên.
Ngày … tháng … năm …… (6), tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án ….. “Tranh chấp…….”(7) giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn:(8)
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(9)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(10)
2. Bị đơn: (11)
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(12)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(13)
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc tham gia tố tụng với bên bị đơn):(14)
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15)……………
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)
Người tham gia tố tụng khác (nếu có)……..
NỘI DUNG VỤ ÁN(17):
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN(18):
[1]
[2]
[3]
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào ……(19)
(20):
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại Điều 350 BLTTDS;
– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(21)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 90-DS:
(1) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: Nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “Số:100/2017/DS-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “Số:108/2017/HNGĐ-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “Số:110/2017/KDTM-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “Số:115/2017/LĐ-GĐT”).
(2) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.
(3) (7) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết.
(4) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.
(5) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án.
(6) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).
(8) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(9) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại… là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B trú tại… là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…).
(10) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(11) và (14) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) và (15) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).
(13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).
(17) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.
(18) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].
(19) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.
(20) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật tố tụng dân sự.
(21) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.
4. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
– Không chấp nhận yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
– Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.
Sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra một trong các quyết định trên, Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụ án và những người có liên quan.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 90-DS: Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.