Việc quyết định đưa vụ án ra xét xử phải tuân thủ các yêu cầu, điều kiện và trình tự thủ tục do pháp luật quy định. và kèm theo quyết định đưa vụ án ra xét xử. Vậy làm Mẫu số 47-DS: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử là gì, mục đích của mẫu đơn?
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử là mẫu với các nội dung và thông tin về quyết định đưa vụ án ra xét xử với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan hay tổ chức bị xâm phạm theo quy định
2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______
TOÀ ÁN NHÂN DÂN…… (1)
______
Số: ……/ ……/QĐXXST-….. (2)
…., ngày…… tháng…… năm……
QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ
TOÀ ÁN NHÂN DÂN …
Căn cứ vào các điều 48, 203 và 220 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số…/…/TLST-..…(3) ngày… tháng…năm ……;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về việc:(4) ………., giữa:
Nguyên đơn(5)
Địa chỉ:
Bị đơn:(6)
Địa chỉ:
Người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(7)
Địa chỉ:
Người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án (nếu có):(8)
Địa chỉ:
Thời gian mở phiên tòa :……giờ…phút, ngày……tháng……năm……
Địa điểm mở phiên tòa :
Vụ án được (xét xử công khai hay xét xử kín).
2. Những người tiến hành tố tụng:(9)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa : Ông (Bà)
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 5 người): Ông (Bà)
Thẩm phán dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)
Các Hội thẩm nhân dân: Ông (Bà)
Hội thẩm nhân dân dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)…………………….
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(10)
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:(11)
tham gia phiên tòa : Ông (Bà)
Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)
3. Những người tham gia tố tụng khác:(12)
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 47-DS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh H).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (ví dụ: Số: 110/2017/QĐXXST-DS).
(3) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: số 15/2017/TLST-LĐ).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5) Nếu nguyên đơn là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của các nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện).
(6), (7) và (8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Nếu Hội đồng xét xử gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán…”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu có Hội thẩm nhân dân dự khuyết, thì ghi họ tên của Hội thẩm nhân dân dự khuyết.
(10) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa.
(11) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “ Toà án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.
(12) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
4. Quy định của pháp luật về đưa vụ án ra xét xử:
Căn cứ theo Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26
Điều 220. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc người khác khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, nếu có;
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, nếu có;
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định.
Theo đó Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có đủ nội dung đó là các nội dung sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, các chứng cứ kèm theo và nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật đề ra, Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được ban hành chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày mở phiên tòa.
5. Trình tự thủ tục đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:
Bước 1: Thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 191
Bước 2: Chuẩn bị xét xử
– Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
– Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
+ Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203 BLTTDS)
Bước 3: Hòa giải vụ án
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.
+ Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận;
+ Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch và Kiểm sát viên.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 47-DS: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.