Việc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn xét về mặt bản chất thì đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn nhiều so với các thủ tục thông thường. Vậy, mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được làm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
1. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là gì?
Thủ tục rút gọn được hiểu là thủ tục tố tụng dân sự được tòa án áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự, và hôn nhân và gia đình, hay kinh doanh thương mại và lao động có đủ các điều kiện do pháp luật quy định trong một thời hạn ngắn do một thẩm phán tiến hành với các trình tự theo quy định đơn giản so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhất và đúng với các quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn tức là mẫu theo quy định của pháp luật có các nội dung liên quan tới giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn trong các vụ án theo quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn với các mục đích để thực hiện các Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để có thể bảo vệ quyền lợi của các đương sự một cách nhanh chóng, và kịp thời vì với thời hạn giải quyết được rút ngắn, trình tự tố tụng đơn giản thì vụ án nhanh chóng được giải quyết dứt điểm, khôi phục kịp thời các quan hệ xã hội bị xâm phạm, qua đó bảo vệ quyền lợi của các đương sự nhanh chóng, hiệu quả theo quy định.
2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
……, ngày…… tháng…… năm……
QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ PHÚC THẨM THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
TÒA ÁN NHÂN DÂN……………. (2)
Căn cứ vào Điều 38 và Điều 252 của Luật tố tụng hành chính;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính phúc thẩm thụ lý số…/…/TLPT-HC ngày… tháng…năm ……(3)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đưa ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn vụ án hành chính về (4) …………., giữa:
Người khởi kiện: (5) ……
Địa chỉ: ……
Người bị kiện: (6) ………
Địa chỉ: ………
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): (7)………
Địa chỉ:………….
Do có kháng cáo (kháng nghị) của: (8)………
Thời gian mở phiên tòa:……giờ…phút, ngày……tháng……năm..……………
Địa điểm mở phiên tòa:………
Vụ án được (xét xử công khai hay xét xử kín).
2. Những người tiến hành tố tụng:(9)
Thẩm phán: Ông (Bà)..…………
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)…….………
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:…………… tham dự phiên tòa (nếu có): Ông (Bà): ………
3. Những người tham gia tố tụng khác:(10)…………………
Nơi nhận:
– Các đương sự;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu như quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn như sau:
(1) và (2) Ghi tên Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu là
(3) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
Số 50/2017/TLPT-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: về khiếu kiện quyết định thu hồi đất).
(5) và (7) Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị khởi kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(8) Ghi họ tên của người kháng cáo, tư cách tham gia tố tụng của người đó.
(9) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.
(10) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
4. Một số quy định của pháp luật về đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
4.1. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
Đối với các thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm cũng được tiến hành đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường như thủ tục bắt đầu phiên tòa, hay trình bày, tranh luận, đối đáp được rút gọn so với thủ tục phúc thẩm thông thường và không có thủ tục nghị án như sau:
Bước 1: Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Bước 2: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.
Bước 3: Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Bước 4: Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
4.2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự:
Tùy theo các đối với Loại việc được tòa án áp dụng để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là những tranh chấp dân sự nhưng đó là các tranh chấp có tính chất đơn giản, rõ ràng về sự việc theo quy định trên thực tế và lưu ý đối với việc áp dụng pháp luật và không có yếu tố nước ngoài theo quy định. Theo đó dưa trên các quy định tại khoản 1 Điều 317
– Đối với các vụ án có tình tiết đơn giản, với các quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ hay tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định
– Đối với Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng theo quy định
– Không có các đương sự cư trú ở nước ngoài hay các tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường họp do pháp luật quy định đó là đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lí tài sản theo quy định
4.3. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự:
– Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có ý nghĩa đó là sẽ bảo vệ quyền lợi của các đương sự một cách nhanh chóng, và được kịp thời. Vì các lý do như với thời hạn giải quyết được rút ngắn, trình tự tố tụng đơn giản thì vụ án nhanh chóng được giải quyết dứt điểm, khôi phục kịp thời các quan hệ xã hội bị xâm phạm, qua đó bảo vệ quyền lợi của các đương sự nhanh chóng, hiệu quả theo quy định.
– Ý nghĩa thứ hai đó chính là Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn với một ý nghĩa quan trọng đó chính là sẽ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho cà Nhà nước và đương sự đó là tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiền của Nhà nước và của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nó còn mang ts nghĩa đối với việc giải quyết vụ án nhanh chóng và phải dứt điểm sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc xét xử là bảo vệ kịp thời các quyền, và các lợi ích hợp pháp của các đương sự và tòa án có điều kiện tập trung thời gian hơn, hay để tập trung các nguồn lực con người cho việc giải quyết các vụ án dân sự khó khăn, phức tạp khác trên thực tế.
– Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo quy định của pháp luật để đảm bảo nâng cao trách nhiệm cá nhân của thẩm phán và tạo điều kiện cho thẩm phán tập trung thời gian công sức cho việc giải quyết các vụ án khác theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn (Mẫu số 37-HC) và các thông tin pháp lý liên quan Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn (Mẫu số 37-HC) dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: