Việc tiến hành đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn phai tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vậy Quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là gì? và làm Quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:
1. Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là gì?
Thủ tục rút gọn là thủ tục hành chính được
Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn tức là mẫu theo quy định của pháp luật có các nội dung liên quan tới giải quyết sơ thẩm theo thủ tục hành chính rút gọn trong các vụ án theo quy định của pháp luật
Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn với các mục đích để thực hiện các Thủ tục tố tụng hành chính rút gọn để có thể bảo vệ quyền lợi của các đương sự một cách nhanh chóng, và kịp thời vì với thời hạn giải quyết được rút ngắn, trình tự tố tụng đơn giản thì vụ án nhanh chóng được giải quyết dứt điểm, khôi phục kịp thời các quan hệ xã hội bị xâm phạm, qua đó bảo vệ quyền lợi của các đương sự nhanh chóng, hiệu quả theo quy định
2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…… tháng…… năm……
TÒA ÁN NHÂN DÂN…… (1)
Số:……/…… (2)/QĐXXST-HC
QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA GIẢI QUYẾT SƠ THẨM THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….
Căn cứ vào các điều 38, 247 của Luật tố tụng hành chính;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính sơ thẩm thụ lý theo thủ tục rút gọn số…/… /TLST-HC ngày… tháng…năm…… (3);
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn về (4)…………, giữa:
Người khởi kiện:(5)…………
Địa chỉ:…………
Người bị kiện:(6)………
Địa chỉ:……………
Người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):(7)…………
Địa chỉ:…………
Thời gian mở phiên tòa:……giờ…phút, ngày……tháng……năm……………..
Địa điểm mở phiên tòa:…………
Vụ án được xét xử công khai (hoặc xét xử kín).
2. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán: Ông (Bà)…………
Thẩm phán dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)……………
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)……………
Thư ký phiên tòa dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)………………………………….
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân(8)…………tham gia phiên tòa:
Ông (Bà)………. Kiểm sát viên
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân dự khuyết (nếu có):………………
Những người tham gia tố tụng khác (nếu có):(9)………………
Nơi nhận:
– Theo khoản 3 Điều 247 Luật tố tụng hành chính;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẢM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; nếu là
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (ví dụ: Số: 199/2017/QĐST-HC).
(3) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).
(5) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ của các nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị khởi kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(8) Ghi tương tự hướng dẫn tại điểm (1) nhưng thay các chữ “Tòa án nhân dân” bằng “Viện kiểm sát nhân dân”.
(9) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
4. Một số quy định của pháp luật về giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:
4.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
Tại Điều 245 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật”.
Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án khi có đủ 3 điều kiện sau:
– Đối với các Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ
– Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng
– Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
Như vậy, để rút ngắn thời hạn giải quyết vụ án hành chính thì sau khi thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật, Tòa án cần đánh giá các vấn đề liên quan đó là các nội dung yêu cầu khởi kiện, và đối với các tài liệu chứng cứ mà đương sự cung cấp đã đầy đủ và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án chưa, có cần thiết phải yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung theo quy định hay không
Tòa án gửi quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định theo quy định. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên tòa theo quy định
4.2. Trình tự giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn:
Ở cấp sơ thẩm thì căn cứ Theo quy định tại Điều 249 Luật tố tụng hành chính năm 2015 Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do 01 Thẩm phán thực hiện theo quy định
– Theo quy định về trình tự, và các thủ tục xét xử sơ thẩm vẫn phải được tiến hành đầy đủ các thủ tục như xét xử các vụ án hành chính thông thường theo quy định. trong các trường hợp Nếu đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử theo quy định mà pháp luật đề ra. Theo đó mà các Trình tự, thủ tục xét xử được tiến hành đầy đủ các bước như vụ án thông thường. Bên cạnh đó. đối với các trường hợp Nếu tại phiên tòa phát sinh tình tiết mới làm cho vụ án không đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn, đối với Thẩm phán xem xét, và quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Lưu ý về thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại như vụ án được giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định
4.3. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn:
– Thủ tục Tố tụng hành chính rút gọn có ý nghĩa đó là sẽ bảo vệ quyền lợi của các đương sự một cách nhanh chóng, và được kịp thời. Vì các lý do như với thời hạn giải quyết được rút ngắn, trình tự tố tụng đơn giản thì vụ án nhanh chóng được giải quyết dứt điểm, khôi phục kịp thời các quan hệ xã hội bị xâm phạm, qua đó bảo vệ quyền lợi của các đương sự nhanh chóng, hiệu quả theo quy định
Đối với việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết án hành chính sẽ tạo điều kiện cho các Cơ quan tiến hành tố tụng tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm tiền bạc, và công sức trong việc giải quyết các vụ án đơn giản, và để rõ ràng, tập trung vào việc giải quyết các vụ án lớn, phức tạp hơn trên thực tế. bên cạnh đó cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí cho những người tham gia tố tụng. và đối với Việc thực hiện tốt quy định giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn sẽ góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, và vững mạnh hơn
Trên đây là thông tin chúng tôi cung câp về nội dung Mẫu quyết định đưa vụ án ra giải quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn (Mẫu số 17-HC:) và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố tụng Hành chính 2015