Hoạt động tháo dỡ tàu biể được hiểu đơn giản là tháo dỡ cấu trúc của tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển. Các cơ sở phá dỡ tàu biển thành lập và hoạt động dựa trên các trình tự và thủ tuc do pháp luật quy định. Vậy, mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động có những nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4 4. Trình tự thủ tục của pháp luật về đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.1 4.1. Trình tự thực hiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.2 4.2. Cách thức thực hiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.3 4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.4 4.4. Thời hạn giải quyết đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.5 4.5. Đối tượng thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.6 4.6. Cơ quan thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.7 4.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.8 4.8. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.9 4.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
- 4.10 4.10. Căn cứ pháp lý của TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
1. Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động là gì?
– Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển. với Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ. Loại Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ bao gồm:
+ Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép, Tàu container, Tàu chở quặng, Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật, Tàu chở gas, khí hóa lỏng, Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động cụ thể đó là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển theo quy định của pháp luật. Mẫu nêu rõ nội dung quyết định… Mẫu được ban hành theo Nghị định 82/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-
Số: /QĐ-BGTVT
…….., ngày …. tháng ….. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số …../2019/NĐ-CP ngày … tháng ……..năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
Căn cứ
Theo đề nghị của………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cơ sở phá dỡ tàu biển sau đây được phép tiếp nhận tàu biển để phá dỡ:
1. Tên cơ sở phá dỡ tàu biển: ……..
2. Địa chỉ: …..
3. Số điện thoại liên hệ: ……..
3. Người đại diện theo pháp luật: ……….
4. Loại tàu biển phá dỡ: ………….
5. Giới hạn trọng tải toàn phần của tàu biển phá dỡ: ……….
Điều 2. Cảng vụ hàng hải ………….có trách nhiệm sau đây:
1. Quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực cảng biển …………và được thu các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ điều kiện thực tế của cơ sở phá dỡ, giới hạn độ sâu vùng nước, luồng cảng biển và các quy định có liên quan của pháp luật để cho phép tàu biển có thông số kỹ thuật phù hợp vào phá dỡ bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 3. Cơ sở phá dỡ tàu biển căn cứ Quyết định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật để tổ chức thực hiện hoạt động phá dỡ đúng mục đích, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Điều 4. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan căn cứ Quyết định này và các quy định có liên quan của pháp luật để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm ……… và thay thế Quyết định số ……/QĐ-BGTVT ngày … tháng … năm….. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (trong trường hợp cấp lại).
Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan (01 bản);
– UBND tỉnh, thành phố có liên quan (01 bản);
– Cơ sở phá dỡ tàu biển đề nghị (01 bản);
– ………
– Lưu: VT,….
BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
– Bộ trưởng (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Trình tự thủ tục của pháp luật về đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
4.1. Trình tự thực hiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Bước 2: Giải quyết TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển;
– Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.2. Cách thức thực hiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng thông tin điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Thành phần hồ sơ đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
+ Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo mẫu (01 bản chính);
+ Văn bản liên quan đến nội dung thay đổi (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển;
– Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.5. Đối tượng thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
Tổ chức, cá nhân
4.6. Cơ quan thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam; Bộ Giao thông vận tải,
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
4.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động.
– Phí, lệ phí: Không có.
4.8. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
4.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
– Có đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối vái cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định tại Nghị định số
– Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số
– Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định số
4.10. Căn cứ pháp lý của TTHC đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
– Nghị định 82/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động và hướng dân chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 82/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.