Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, khi xét thấy có căn cứ và lý do để đình chỉ giải quyết vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Vậy mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là gì?
Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là mẫu văn bản được lập ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy có lý do và có căn cứ về việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nêu rõ thông tin về người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, địa chỉ, hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, nội dung của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Theo đó, hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, đó là đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu
Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền ngưng giải quyết vụ án hành chính. Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được quy định đó là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đó. Về trình tự, thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:Thẩm phán ra một trong các quyết định: quyết đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án thì Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Viện kiểm sát ra một trong các quyết định trên. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐST-HC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Căn cứ vào khoản 5 Điều 38, Điều 143 và Điều 144 của Luật tố tụng hành chính;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính sơ thẩm;
Xét thấy(3)………
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thụ lý số …/…/TLST-HC ngày….. tháng….. năm….. (4) về(5)…………., giữa:
Người khởi kiện:(6)…….
Địa chỉ: ……..
Người bị kiện:(7) ……….
Địa chỉ:..
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có): (8)……..
Địa chỉ: …….
2. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án: (9)……………
3. Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này hoặc kể từ ngày Quyết định này được niêm yết công khai theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật TTHC;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (Ví dụ:
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: số 02/2017/QĐST-HC).
(3) Ghi cụ thể lý do của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 143 hoặc các điều luật khác của Luật Tố tụng hành chính 2015 (ví dụ: xét thấy người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính 2015).
(4) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(5) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).
(6) và (8) Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị khởi kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(9) Tuỳ vào từng trường hợp đình chỉ vụ án cụ thể mà ghi hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 144 của Luật Tố tụng hành chính 2015 kể cả quyết định về tiền tạm ứng án phí, chi phí tố tụng (nếu có).
4. Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:
Khi xét thấy có đủ điều kiện và có lý do để không tiếp tục giải quyết vụ án hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được áp dụng trong những trường hợp mà pháp luật đã quy định như sau:
– Trường hợp 1: Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Trong trường hợp này người khởi kiện đã chết hoặc cơ quan tổ chức đã giải thế/ tuyên bố phá sản mà không được thừa kế thì toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính bởi lẽ trong trường hợp này người khởi kiện đã không còn, không còn, nghĩa vụ của họ lại không được thừa kế thì sẽ không có ai thực hiện khởi kiện giúp họ được.
– Trường hợp 2: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp khi người khởi kiện rút đơn tức là người khởi kiện đã không muốn tiếp tục vụ án hành chính, theo đó, trong rường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình.
– Trường hợp 3: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập.
– Trường hợp 4: Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Trong trường hợp này vì không triệu tập được người khởi kiện nên việc để giải quyết vụ án hành chính sẽ không thể được tiến hành được. Tuy nhiên, trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ.
– Trường hợp 5: Khi vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, theo đó việc xác định thời hiệu khởi điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện.
– Trường hợp 6: Các trường hợp khác:(1) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện, (2) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó, (3) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, (4) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ, (5) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, (6) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật,… Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu.
– Cơ sở pháp lý: Luật tố tụng hành chính 2015.