Trong quá trình giải quyết bồi thường, thì khi có căn cứ để đình chỉ bồi thường, các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành đình chỉ giải quyết bồi thường. Khi đó, các chủ thể đó sẽ ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường và gửi đến các chủ thể có liên quan.
Mục lục bài viết
1. Đình chỉ giải quyết bồi thường là gì?
Đình chỉ là hoạt động dừng lại, không tiến hành một hoạt động gì đó, đây cũng chính là hoạt động do chủ thể có thẩm quyền quyết định, mang tính quyền lực nhà nước. Từ đó có thể hiểu đình chỉ giải quyết bồi thường là việc chủ thể có thẩm quyền quyết định dừng lại, không tiếp tục tiến hành giải quyết bồi thường thiệt hại nữa.
Các trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường đó chính là: thứ nhất khi người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường trước khi cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại. Đây chính là trường hợp người yêu cầu tự mình từ chối được bồi thường. Thứ hai, đình chỉ giải quyết bồi thường khi người bị thiệt hại chết mà không có người thừa kế hoặc tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại mà không có tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ, khi này, thì nếu thực hiện bồi thường sẽ không có đối tượng được bồi thường nên cần chấm dứt không thực hiện bồi thường nữa.
Thứ ba, là khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà người yêu cầu bồi thường không đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc có đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường nhưng lại có hai lần từ chối nhận giấy mời tham gia thương lượng, hai lần không đến địa điểm thương lượng khi đã nhận giấy mời mà không có lý do chính đáng hoặc không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản kết quả thương lượng.
Thứ tư là có quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường do cơ quan có thẩm quyết quyết định do không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; hoặc có sự giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc giả mạo tài liệu, giấy tờ có liên quan theo quy định để yêu cầu bồi thường.
Và cuối cùng là đình chỉ bồi thường trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường mà người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường, đây cũng là trường hợp người yêu cầu cũng tự mình từ chối quyền được giải quyết bồi thường, khi họ đã viết về hậu quả pháp lý của việc từ chối nhưng vẫn cố tình không thực hiện.
2. Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường là gì?
Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường là văn bản do chủ thể có thẩm quyền chính là cơ quan giải quyết bồi thường ban hành quyết định về việc đình chỉ giải quyết bồi thường khi có căn cứ để tiến hành đình chỉ giải quyết bồi thường theo luật định khi hoạt động trong bồi thường nhà nước đang được tiến hành.
Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường đóng vai trò là văn bản thể hiện quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường và đây cũng là căn cứ pháp lý để các cơ quan có liên quan trong hoạt động giải quyết bồi thường dừng tiến hành giải quyết bồi thường.
3. Mẫu Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường và soạn thảo quyết định:
Mẫu Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường là mẫu số 16/BTNN được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước. Mẫu Quyết định như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Số:…../QĐ-…(1)…
…(2)…, ngày … tháng … năm……
QUYẾT ĐỊNH
Đình chỉ giải quyết bồi thường
—————–
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (3)
Căn cứ Điều 51
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ giải quyết bồi thường đối với yêu cầu bồi thường của Ông/Bà…..(4)………..Địa chỉ:……………(5)……………vì …………(6)……..
Điều 2. Sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường có hiệu lực, Ông/Bà….(4)…….(7)……
Điều 3. Ông/Bà….(4)…có trách nhiệm trả lại số tiền đã được tạm ứng kinh phí bồi thường theo Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường số….. ngày… tháng…năm…. của…….
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…./…./……..
Điều 5. Ông/Bà……(4) …..và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– …….(8)……;
– …….(9)……;
– …….(10)…….;
– Lưu: VT, HSVV.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Soạn thảo quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường
Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi địa chỉ người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(6) Ghi căn cứ đình chỉ việc giải quyết bồi thường tương ứng với một trong các quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc căn cứ đình chỉ trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị xem xét lại được xác định không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(7) Ghi theo một trong ba trường hợp sau:
– Trường hợp đình chỉ giải quyết bồi thường theo căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì ghi:
“không có quyền yêu cầu …….(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại)…… giải quyết lại yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, Ông/Bà vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu
Trường hợp việc rút đơn yêu cầu bồi thường của Ông/Bà là do bị lừa dối, ép buộc mà Ông/Bà chứng minh được thì Ông/Bà có quyền yêu cầu …….(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại)…… giải quyết bồi thường lại theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
– Trường hợp đình chỉ giải quyết bồi thường theo một trong các căn cứ quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 51 hoặc căn cứ đình chỉ trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị xem xét lại được xác định không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì ghi:
“không có quyền yêu cầu …….(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại)…… giải quyết lại yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
(8) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(9) Ghi họ tên người giải quyết bồi thường.
(10) Ghi họ tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết bồi thường:
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết bồi thường được quy định tại Điều 51 của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017, cụ thể với nội dung như sau:
Thứ nhất, sau khi quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường có hiệu lực, thì người yêu cầu bồi thường không có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết lại yêu cầu bồi thường. Đây là điều hoàn toàn hợp lý, vì khi có các dấu hiệu đình chỉ giải quyết bồi thường chủ yếu là trường hợp người yêu cầu bồi thường đã từ chối quyền được giải quyết bồi thường trong khi các cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện để họ thực hiện quyền của mình, nên khi đã đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường rồi thì họ không còn quyền giải quyết yêu cầu nữa. Tuy nhiên, hậu quả này không áp dụng khi người yêu cầu bồi thường chứng minh việc rút yêu cầu bồi thường do bị lừa dối, ép buộc, tức không phải do ý chí chủ quan của họ muốn dừng lại việc giải quyết bồi thường.
Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường thì hoạt động giải quyết bồi thường sẽ được dừng lại, tuy nhiên, trong trường hợp người bị yêu cầu chết, hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại mà trong văn bản yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại có yêu cầu phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định mà không phụ thuộc vào việc có người hoặc tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ của họ hay không, vì danh dự là một trong các vấn đề về nhân thân không thể được thừa kế, do vậy vẫn thực hiện hoạt động phục hồi danh dự.
Sau khi ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi quyết định này đến cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Đối với trường hợp đã tạm ứng kinh phí bồi thường cho người yêu cầu bồi thường, tức đã tiến hành bồi thường được một phần thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền đã tạm ứng khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, tuy nhiên quy định này cũng không áp dụng đối với trường hợp người bị yêu cầu chết, hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại .