Trong quá trình bị can, bị cáo nhận áp dụng biện pháp mà có dấu hiệu đã khỏi bệnh thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ biện pháp này để tiếp tục các giai đoạn tố tụng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì?
Văn phòng Quốc hội đã ban hành
Mẫu số 15-HS: Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi xét thấy bị can/bị cáo có dấu hiệu khỏi bệnh thông qua yêu cầu trưng cầu giám định sẽ tiếp tục ra quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh đó.
Mẫu số 15-HS: Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh là mẫu quyết định do cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh lập ra để đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can/bị báo nhận quyết định trước đó.
2. Mẫu Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Mẫu số 15-HS: Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Mẫu số 15-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN…………………….(1)
–––––––––––––
Số:…./…..(2)/QĐ-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––
……., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
CHÁNH ÁN (PHÓ CHÁNH ÁN) TÒA ÁN (3)…………..
Căn cứ các điều 44, 447, 451 và 454 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Điều 49 của Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Kết luận giám định số: (4) ……….. xác định bị can (bị cáo) (5)……… được Tòa án (6)……. ra Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo Quyết định số:…/…QĐ-TA ngày…tháng…năm…đã khỏi bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can (bị cáo) (7)…………
Điều 2
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh số:…/…QĐ-TA ngày…tháng…năm…của Tòa án (8)……
Điều 3
Các hoạt động tố tụng đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nơi nhận:
– (10)……..;
– Lưu hồ sơ vụ án.
(9)…….
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Mẫu số 15-HS: Quyết định đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh trình bày như sau:
(1) và (3) ghi tên
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(4) ghi Kết luận giám định pháp y tâm thần (ví dụ: 01/KLGĐ ngày 01-01-2017 của Viện Pháp y tâm thần Trung ương).
(5) và (7) trước khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì ghi bị can và sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi bị cáo và ghi đầy đủ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của bị can (bị cáo).
(6) và (8) ghi tên Tòa án đã ra Quyết định bắt buộc chữa bệnh.
(9) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi “KT. CHÁNH ÁN /PHÓ CHÁNH ÁN”.
(10) Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở bắt buộc chữa bệnh, bị can (bị cáo).
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Theo Điều 49 của
– Đối với người mắc bệnh trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự;
– Đối với người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Hay nói cách khác đối với bị can, bị cáo hoặc người bị kết án phạt tù bị mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Viện kiểm sát, Tòa án quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế, người được đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền.
Theo đó, tại Điều 454
“1. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật.
2. Khi có
Căn cứ kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
3. Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.
4. Các hoạt động tố tụng, việc chấp hành hình phạt đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định của Bộ luật này.”
Theo đó chúng ta có thể thấy, trong Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự đã quy định về các trường hợp mà cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với các bị can/bị cáo thông qua kết quả của kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định có thẩm quyền.
Dựa vào đó, trong quá trình người bị áp dụng biện pháp chữa bệnh đó có dấu hiệu phục hồi bệnh và cơ quan nhận được
Sau khi nhận được quyết định đình chỉ, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh tâm thần.
Như điều luật đã quy định thì khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thủ trưởng cơ sở chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó. Sau đó, căn cứ kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh và có trách nhiệm gửi quyết định cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để thông báo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần và thân nhân của người đó.