Điều động nhân sự là công ty có thể điều động thêm, tăng thêm số người lao động mặc dù họ chưa từng làm công việc đó để hoàn thành tốt công việc được giao. Điều chỉnh nhân sự là điều chỉnh người lao động đang làm việc vị trí nào đó của công ty này sang tiếp nhận vị trí khác của công ty đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định điều động nhân sự:
Tải về mẫu quyết định điều động nhân sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
……., ngày……… tháng………..năm……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều động nhân sự
Thủ trưởng cơ quan (đơn vị)
– Căn cứ vào quyết định số …… /KH, ngày…… tháng….. năm………… của……. về việc thành lập cơ quan đơn vị… ;
– Căn cứ vào quyết định số …… /KH, ngày…… tháng….. năm….. của….. về việc tiếp nhận và điều động…… về công tác tại cơ quan đơn vị……;
– Xét yêu cầu công tác và khả năng cán bộ nhân viên;
– Xét đề nghị của trưởng phòng tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay tiếp nhận và điều động Ông (Bà) …… đến nhận công tác phòng (ban)….. thuộc cơ quan (đơn vị)…… kể từ ngày……tháng………năm……..
Điều 2. Ông ……được hưởng lương và các khoản phụ cấp….kể từ ngày…….tháng…….năm…….
Điều 3. Các ông/bà chánh văn phòng (Trưởng phòng hành chính); Tài chính – kế toán, tổ chức cán bộ và ông……. có trách nhiệm thi hành quyết định này.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên đóng dấu)
2. Mẫu quyết định điều chỉnh nhân sự:
Tải về mẫu quyết định điều chuyển nhân sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
……., ngày……. tháng……..năm……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều chỉnh nhân sự
Thủ trưởng cơ quan (đơn vị)
– Căn cứ vào quyết định số …… /KH, ngày…… tháng….. năm…… của……. về việc thành lập cơ quan đơn vị….. ;
– Căn cứ vào quyết định số …… /KH, ngày…… tháng….. năm….. của…… về việc tiếp nhận và điều động…… về công tác tại cơ quan đơn vị…….;
– Xét yêu cầu công tác và khả năng cán bộ nhân viên;
– Xét đề nghị của trưởng phòng tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay điều chỉnh Ông (Bà) …..thuộc (ban)….thuộc cơ quan (đơn vị)….. kể từ ngày…….tháng…..năm… đến nhận công tác phòng (ban)…..thuộc cơ quan (đơn vị)….. kể từ ngày…….tháng….năm….
Điều 2. Lí do điều chỉnh người lao động: ….
Điều 3. Ông ……được hưởng lương và các khoản phụ cấp…..kể từ ngày…….tháng…….năm…….
Điều 4. Các ông/bà chánh văn phòng (Trưởng phòng hành chính); Tài chính – kế toán, tổ chức cán bộ và ông….. có trách nhiệm thi hành quyết định này.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên đóng dấu)
3. Các lưu ý khi điều động nhân sự, điều chỉnh nhân sự:
Căn cứ theo 29
– Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
– Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động nêu trên, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
– Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
+ Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
+ Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
i) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
ii) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
* Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
+ Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
+ Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
– Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
+ Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
+ Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;