Người giữ chức vụ được cấp nhà ở công vụ nhưng sử dụng sau mục đích thì sẽ bị ra quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ. Vậy mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ là gì?
Nhà công vụ được hiểu một cách đơn giản là loại hình nhà ở được xây dựng trên nguồn quỹ công do Nhà nước cấp và chỉ dành cho những người làm việc công, tức là các cán bộ và người có chức, có quyền hoặc người làm những nhiệm vụ đặc thù cho Tổ quốc. Nhà ở công vụ không giống với nhà ở thông thường, nhà công vụ ngoài việc dùng để ở còn có các chức năng khác như tiếp khách hoặc phục vụ các công việc chung khác, tùy theo nhiệm vụ được giao.
Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ là mẫu văn bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để ra quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ. Mẫu quyết định có nội dung nêu rõ về lý do cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ được cơ quan có thẩm quyền lập ra để ra quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ. Mẫu quyết định là cơ sở để cơ quan thi hành thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ đối với người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước và được cấp nhà công vụ để sinh sống trong quá trình làm việc và giữ chức vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu quyết định được ban hành kèm theo
2. Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU NOCV
——-
Số: /QĐ-……..
………, ngày . tháng . năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ
(Thủ trưởng cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ)
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Quyết định số 27/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn nhà ở công vụ;
Căn cứ Quyết định số ……./QĐ-… ngày …tháng …. năm ….. của …… về việc bố trí cho thuê nhà ở công vụ tại …..;
Theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở công vụ ……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thu hồi căn hộ (nhà) công vụ của Ông (Bà) ……
Chức vụ: …
Cơ quan công tác: ……
Cụ thể như sau:
1. Địa chỉ: Căn hộ số …….., tại……
2. Tổng diện tích sàn sử dụng nhà ở công vụ là ……… m2(Bao gồm ….. phòng khách, …… phòng bếp, ……. phòng ngủ, …… phòng vệ sinh).
3. Trang thiết bị nội thất trong căn hộ (nhà) công vụ theo đúng các danh mục quy định tại Quyết định số ……/QĐ-…… ngày …./….. /…. của …….. về việc bố trí cho thuê nhà ở công vụ tại ……; (Có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm của các bên
1. Ông (Bà) ……….. có trách nhiệm:
a) Trả lại nhà ở công vụ sau 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành;
b) Trả các kinh phí có liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ;
c) Thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà và các dịch vụ như internet, truyền hình cáp, điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác;
d) Bồi thường, sửa chữa những hư hỏng trong căn hộ công vụ và các trang thiết bị trong căn hộ nêu trên (nếu có).
3. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ có trách nhiệm ký biên bản để tiếp nhận lại căn hộ (nhà) công vụ để bố trí cho thuê theo quy định.
4. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm ký biên bản để tiếp nhận, quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ được thu hồi nêu trên theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ và Ông (Bà) …. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh … .(để tổ
chức cưỡng chế thu hồi nhà ở công
vụ);
– Lưu: VT, …….. (2b).
……
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên,
chức vụ của người ký)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ:
– Ghi chính xác thông tin cá nhân của người bị cưỡng chế thu hồi nhà ở công như: họ và tên, chức vụ, cơ quan công tác, địa chỉ tài sản bị cưỡng chế, thu hồi.
– Phần cuối ghi rõ thẩm quyền của người ra quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công và thực hiện việc ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên,
chức vụ của người ký
4. Một số quy định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ:
4.1. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở công vụ:
Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở công vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 09/2015/TT-BXD hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:
Khi phải thu hồi nhà ở công vụ theo Điều 14 của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà ở công vụ thông báo cho người thuê nhà và chỉ đạo đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ rà soát lại hiện trạng nhà ở công vụ đã được bố trí cho thuê để tiến hành ký biên bản bàn giao nhà ở công vụ gồm 03 bên: Bên thuê nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ. Biên bản trả lại nhà ở công vụ phải có nội dung như sau: Trong biên bản trả lại nhà phải có căn cứ pháp lý quy định về việc trả lại nhà, địa chỉ nhà ở công vụ và tên người đang thuê nhà ở công vụ; Các bên tham gia bàn giao và nội dung bàn giao, tiếp nhận nhà ở công vụ; Phụ lục về hiện trạng nhà ở công vụ và các trang thiết bị kèm theo tại thời điểm lập Biên bản trả lại nhà; Ký xác nhận về việc bàn giao, tiếp nhận nhà ở công vụ.
Sau khi nhận được Biên bản về việc trả lại nhà ở công vụ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, đơn vị quản lý vận hành và người thuê nhà tiến hành việc quyết toán, thanh lý hợp đồng và người thuê bàn giao lại nhà ở công vụ cho đơn vị quản lý vận hành. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về thời hạn để các bên tiến hành ký Biên bản bàn giao và thu hồi nhà ở công vụ tối đa không quá 60 ngày.
4.2. Trình tự thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 45
– Khi có một trong các trường hợp thuộc diện bị thu hồi nhà ở quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở hoặc khi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị chiếm dụng trái pháp luật thì đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu người thuê, thuê mua, mua hoặc người đang chiếm dụng nhà ở bàn giao lại nhà ở này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo.
– Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu thuộc diện phải thu hồi nhà ở thì có tờ trình cơ quan, đại diện chủ sở hữu của nhà ở đó xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhà ở; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tự kiểm tra mà phát hiện nhà ở thuộc diện phải thu hồi thì phải làm thủ tục đề nghị thu hồi nhà ở theo quy định tại Điều này.
-Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý vận hành nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở thuộc diện bị thu hồi biết để thực hiện. Trường hợp nhà ở đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở được ban hành quyết định thu hồi nhà ở sau đó gửi quyết định này cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở, người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu để báo cáo.
Quyết định thu hồi nhà ở bao gồm các nội dung sau đây:
Đầu tiên là việc cơ quan có thẩm quyền nêu ra các căn cứ pháp lý để thu hồi nhà ở; địa chỉ nhà ở và họ tên người đang trực tiếp sử dụng nhà ở bị thu hồi và lý do thu hồi nhà ở;
Sau đó trong quyết định thu hồi này thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi nêu rõ tên cơ quan, đơn vị thực hiện thu hồi nhà ở; trách nhiệm bàn giao nhà ở; Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở và cuối cũng là phương án quản lý, sử dụng nhà ở sau khi thu hồi.
Như vậy, trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao quyết định thu hồi nhà ở cho người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để bàn giao lại nhà ở;trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không nhận thông báo thu hồi hoặc không ký biên bản bàn giao nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở chứng kiến và ký vào biên bản.