Nếu Tòa án xét thấy yêu cầu của người lao động là chính đáng thì Tòa án sẽ yêu cầu doanh nghiệp nhận lại người lao động. Trong quá trình đó thì mẫu quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc ra đời.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc:
- 4 4. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
- 5 5. Quy định của pháp luật về cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc:
1. Quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc là gì?
Người lao động là nguồn nhân lực quan trọng, giữ vai trò nòng cốt, trọng yếu đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính bởi thế nên việc các doanh nghiệp và chủ sở hữu lao động lựa chọn nguồn lao động là một việc hết sức quan trọng. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp người sử dụng lao động muốn tìm nguồn nhân lực trẻ hơn hay nguồn nhân lực chất lượng cao hơn mà đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách vô lý đối với nguồn nhân lực cũ dẫn đến tình trạng người lao động bị mất việc làm. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhà nước đã quy định về việc cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc. Quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc được sử dụng rộng rãi và có những ý nghĩa quan trọng.
Mẫu quyết định về việc cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin người lao động, căn cứ pháp lý, quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản chấp hành viên cần ký và ghi rõ họ tên để quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc có giá trị.
2. Mẫu quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc:
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……../QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc)
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật thi hành án dân sự …….;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …….. ngày …… tháng ….. năm …… của ………… (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……ngày …. tháng ….. năm ….. của Trưởng phòng Thi hành án ……;
Xét thấy ……có điều kiện thi hành án, nhưng không tự nguyện thi hành án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành án đối với: …….
địa chỉ: …….
Nhận ông (bà) ……địa chỉ: ………
trở lại làm việc: ……..
kể từ ………. giờ …….. ngày …… tháng …….. năm ……..
Điều 2. Trường hợp ……… không thực hiện, cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định phạt tiền, hết thời hạn ấn định mà không thi hành sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Cơ quan, tổ chức…………;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc:
– Phần mở đầu:
+ Thông tin về phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc.
+ Tên biên bản cụ thể là quyết định về việc cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý của quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc.
+ Quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc
+ Nội dung quyết định cưỡng chế nhận người lao động trở lại làm việc.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký, ghi rõ họ tên của chấp hành viên.
4. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động :
Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
– Thứ hai: Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
– Thứ ba: Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong đó: Các lý do bất khả kháng bao gồm:
+ Địch họa, dịch bệnh được xem là lý do bất khả kháng dẫn đến việc người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem là lý do bất khả kháng dẫn đến việc người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động (để thực hiện nghĩa vụ quân sự; bị tạm giữ, tạm giam; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động nữ mang thai hoặc trường hợp khác theo thỏa thuận) được xem là lý do bất khả kháng dẫn đến việc người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
5. Quy định của pháp luật về cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc:
Theo Điều 121 Luật Thi hành án dân sự quy định về cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc có nội dung như sau:
– Đối với trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, đồng thời ấn định thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người sử dụng lao động thực hiện việc nhận người lao động trở lại làm việc. Hết thời hạn đã ấn định mà người sử dụng lao động không thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
– Đối với trường hợp không thể bố trí người lao động trở lại làm công việc theo nội dung bản án, quyết định thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc khác với mức tiền lương tương đương theo quy định của pháp luật lao động.
Trường hợp người lao động không chấp nhận công việc được bố trí và yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán các chế độ theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thanh toán để chấm dứt nghĩa vụ thi hành án.
– Người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động khoản tiền lương trong thời gian chưa bố trí được công việc theo bản án, quyết định, kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi người lao động được nhận trở lại làm việc hoặc được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 121 Luật thi hành án 2008, sửa đổi bổ sung 2014.
Như vậy, theo quy định của Điều 121 Luật thi hành án 2008, sửa đổi bổ sung 2014 pháp luật nước ta đã cho phép người sử dụng lao động tùy thuộc vào tình hình thực tế của mình sẽ có nhiều cách lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, quyết định của Tòa án, theo đó có ba cách như sau:
+ Thứ nhất, người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc theo đúng nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.
+ Thứ hai, người sử dụng lao động có thể bố trí một việc khác cho người lao động trở lại làm việc với mức lương tương ứng với mức lương trước đó.
+ Thứ ba, người sử dụng lao động có thể thanh toán các chế độ cho người lao động trở lại làm việc theo quy định của pháp luật lao động để chấm dứt nghĩa vụ thi hành án nếu người lao động không chấp nhận công việc được bố trí và có yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán.
Khi tham gia giải quyết về việc cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc, chấp hành viên cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, cơ quan người sử dụng lao động để hướng tới một trong ba cách giải quyết được nêu cụ thể bên trên để đảm bảo hiệu quả của quy định cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thực tiễn.