Cưỡng chế được hiểu dưới góc độ pháp lý là biện pháp cứng rắn đảm bảo trật tự xã hội chứ không mềm mỏng như thuyết phục và biện pháp này được sử dụng khi đối tượng chống đối không chịu thực hiện theo các quy định của pháp luật. Vậy quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên là gì?
Cưỡng chế được quy định dưới góc độ pháp lý là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thâm thể của các cá nhân.
Mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên là mẫu bản quyết định được có quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo như quy định của pháp luật thi hành án dân sự 2014. Mẫu quyết định nêu rõ người bị cưỡng chế…
Mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên được có quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền mà ở đây là phòng Thi hành án dân lập ra để quyết định về việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Và đây cũng là cơ sở để cưỡng chế đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, và buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
2. Mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên:
Mẫu số 53/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên được ban hành kèm theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên có nội dung như sau:
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ……../QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …….;
Căn cứ Bản án, Quyết định số…………. ngày …… tháng ….. năm …… của Tòa á…… (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……. ngày…. tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án …;
Xét thấy …;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành án đối với: …
Địa chỉ: …
Giao người chưa thành niên: …
Cho … Địa chỉ: …
… nuôi dưỡng kể từ: ……. giờ …… ngày …… tháng …… năm…
Điều 2. Trường hợp … không thực hiện, thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định phạt tiền, hết thời hạn ấn định mà không thi hành sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
Người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cưỡng chế giao người chưa thành niên
– Người lập quyết định phải ghi rõ quyết định được lập dựa trên căn cứ pháp lý nào?
– Nêu rõ nội dung về quyết định chấm dứt cưỡng chế khai thác đối với tài sản
– Phân cuối của quyết định Chấp hành viên ký và ghi rõ họ tên.
3. Một số quy định về cưỡng chế giao người chưa thành niên:
3.1. Quy định về cưỡng chế giao người chưa thành niên:
Theo như quy định của pháp Luật thi hành án thì tại Điều 120 quy định về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Luật thi hành án dân sự 2014. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
3.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án giao người chưa thành niên:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định được quy định tại khoản 6 Điều 71, Điều 120
Thứ nhất: Việc xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Thi hành án dân sự: Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.
Theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP thì mức xử phạt tương ứng với hành vi“không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định” có mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Theo Điều 49
Trên thực tế việc làm này mất tương đối nhiều thời gian của Chấp hành viên và các cơ quan thi hành án dân sự. Do đó cần xem xét nâng cao hơn nữa thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chấp hành viên và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong trường hợp này để tạo thuận lợi cho việc thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng nói riêng và việc tổ chức thi hành án nói chung.
Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế thi hành án
Theo Điều 39 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên phải thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên trong việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì quy định này lại chưa thực sự phù hợp. Bởi lẽ đối tượng thi hành án ở đây là con người, do đó khác với những việc thi hành án thông thường, người phải thi hành án hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người chưa thành niên khi biết trước về việc cưỡng chế thi hành án thường đem người chưa thành niên đi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án huy động lực lượng cưỡng chế đến địa điểm cưỡng chế thì không thực hiện được việc cưỡng chế do người chưa thành niên đã bị đem đi nơi khác. Do vậy, cần có những giải pháp cho trường hợp này như có thể xem xét bổ sung quy định riêng đối với biện pháp cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng là khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự (tương tự như khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án) để nâng cao hiệu quả tổ chức cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên trên thực tế.
Thứ ba, việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phải thi hành án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014, thì khi hết thời hạn đã ấn định tại
Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể về các loại văn bản cần phải chuyển giao cho cơ quan Công an trong quá trình đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, các cơ quan thi hành án dân sự ở mỗi địa phương lại thực hiện một cách khác nhau. Do đó cần có quy định rõ các loại văn bản mà cơ quan thi hành án dân sự cần chuyển giao đến cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự trong việc thi hành án giao người chưa thành niên nói riêng và các việc thi hành án liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung để các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện một cách thống nhất và chính xác. Cưỡng chế thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành giao người chưa thành niên nói riêng là một công việc rất khó khăn, phức tạp. Do đó cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật để nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành án đối với những loại việc này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành án dân sự 2014;
– Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.