Biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định được áp dụng trong trường hợp người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định. Trong đó, Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định là văn bản không thể thiếu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định là gì?
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án. … Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ theo quy định của pháp luật. Vai trò của Cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền lực nhà nước và Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp thi hành án dân sự
Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định là mẫu với các nội dung và thông tin do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định trong các trường hợp theo quy định của pháp luật
Mẫu quyết định về việc cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc cưỡng chế buộc phải thực hiện những công việc nhất định theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nêu rõ người bị cưỡng chế, nội dung công việc… Mẫu được ban hành theo thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ……../QĐ-PTHA
…………, ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cưỡng chế buộc thực hiện (không được thực hiện) công việc nhất định
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …………….;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …………. ngày …….. tháng …… năm …… của Tòa án ………. ………….. (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số ………………. ngày…..tháng……. năm ……… của Trưởng phòng Thi hành án ………………………;
Xét thấy …………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành án đối với: ………
Địa chỉ: ………
Phải thực hiện (Không được thực hiện) công việc ……..
vào hồi …… giờ …… ngày ….. tháng ……. năm ………
Điều 2. Trường hợp ……. không thực hiện …… thì cơ quan thi hành án sẽ giao cho người khác thực hiện …………………………. phải chịu toàn bộ những chi phí liên quan đến việc thực hiện các công việc tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; …
CHẤP HÀNH VIÊN
Hướng dẫn làm Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định
– Chấp hành viên ( ký và ghi rõ họ tên)
3. Một số quy định của pháp luật về quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định:
3.1. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định:
Tại Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định. Luật thi hành án dân sự2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định
“1. Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
2. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:
a) Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu;
b) Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”
Như vậy đối với các Hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự đối với pháp nhân được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, đối với các thủ tục theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, và các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo quy định của pháp luật thì Việc Cưỡng chế thi hành án là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong pháp luật dân sự. Cưỡng chế thi hành án hình sự chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. và Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định là một trọng những biện pháp của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật
Theo Điều 118
Luật Thi hàng án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể về các loại văn bản cần phải chuyển giao cho
Đối với các Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định được áp dụng khi bản án, quyết định buộc người phải thi hành án phải thực hiện một công việc nhất định theo quy định, ví dụ như: buộc tháo dỡ nhà xây dựng trái phép; ngăn chia ranh giới mặt đấthay mở lối đi và cải chính tin tức sai sự thật
Trên thực tế, việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án đối với người phải thi hành án vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chấp hành viên phải thực hiện rất nhiều thủ tục để lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa chắc được cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thống nhất giải quyết. Do đó, cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phối hợp giữa cơ quan Công an với cơ quan thi hành án dân sự trong việc điều tra, truy tố các tội phạm trong hoạt động thi hanh án dân sự nhất là trong bối cảnh
3.2. Thủ tục Cưỡng chế thi hành án dân sự:
Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, sau 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế
Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; Thời gian, địa điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế.
Bước 3:Tiến hành cưỡng chế
Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói trên tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 52/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định và các thông tin pháp lý dưa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Luật Thi Hành Án Dân Sự 2014.