Hiện nay, nếu quyết định xử lý vi phạm hàn chính quy định về việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả mà chủ thể vi phạm hành chính không thực hiện thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03) là gì?
- 2 2. Thực hiện Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
- 3 3. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03):
- 4 4. Soạn thảo Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03):
1. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03) là gì?
Khắc phục hậu quả được hiểu là việc tiến hành các hoạt động cần thiết để giảm đi những thiệt hại đã xảy ra, hoạt động này có thể nhằm khôi phục lại hiện trạng ban đầu hoặc nhằm mục đích hạn chế tối đa những tổn thất đã xảy ra. Khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính cũng mang ý nghĩa như vậy. Còn cưỡng chế được hiểu là việc bắt buộc một chủ thể thực hiện một hoạt động nhất định mà hoạt động này các chủ thể đó có nghĩa vụ phải thực hiện mà không tự giác thực hiện. Do vậy, có thể hiểu cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành, sử dụng quyền lực Nhà nước yêu cầu chủ thể có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định về việc xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành trước đó nhằm khắc phục, hạn chế tối đa những thiệt hại đã xảy ra. Tại Khoản 1 Điều 86
“Điều 86. Cưỡng chế thi hành
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Và tại Điều 87 của
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả chính là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành khi chủ thể có nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả không tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt và các chủ thể có thẩm quyền này quyết được thực hiện hoạt động cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể có nghĩa vụ.
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được dùng để thể hiện quyết định của chủ thể có thẩm quyền về việc sử dụng quyền lực Nhà nước buộc chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Quyết định về việc xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành trước đó. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cũng chính là căn cứ để các chủ thể có liên quan thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình.
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì một Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả phải bao gồm các nội dung như: “số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.”
2. Thực hiện Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau khi được ban hành sẽ được nghiêm túc thực hiện. Chủ thể có nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế đồng thời họ cũng có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Hoạt động cưỡng chế có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan khác nhau, đó thể có sự tham gia của Lực lượng Cảnh sát nhân dân, sự tham gia của tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Các cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm phối hợp với chủ thể có thẩm quyền ban hành cưỡng chế thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03):
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03) được ban hành trong Phụ lục của Thông tư số 08/2018/TT-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải. Văn bản này được sử dụng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải. Mẫu Quyết định như sau:
MQĐ 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
CƠ QUAN (1)
——-
Số: ……./QĐ-CCXP
(2)………….., ngày …. tháng … năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hàng hải*
Căn cứ Điều 28, Điều 86, Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Điều 33 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……../QĐ-GQCC ngày…/…./….. (nếu có);
Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………/QĐ-XPVPHC ngày…./…../…… của (3)……..
Tôi: …..
Chức vụ (4): …….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
(1. Họ và tên): …..Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …../…/….. Quốc tịch: …..
Nghề nghiệp: ……………..
Nơi ở hiện tại: ……………..
Số định danh cá nhân/GCNKNCM/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …../….. /……;
Nơi cấp: ….
(1. Tên tổ chức vi phạm): ………
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Mã số doanh nghiệp: ……
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……..
Ngày cấp: …./……./….nơi cấp: …………
Người đại diện theo pháp luật (5): ………….Giới tính: …….
Chức danh (6): ……………
2. Phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại:
a) Điểm…. Khoản…. Điều…. Nghị định số…./…./…..NĐ-CP ngày…../…./…….quy định xử phạt vi phạm hành chính
b) Điểm…… Khoản…. Điều…. Nghị định số….. /….. /……NĐ-CP ngày…/…/… quy định xử phạt vi phạm hành chính
3. Hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục (7):
a) …………….
b) …………….
4. Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện, gồm (8):
a): ………………
b): ………………
5. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: ………………..
(Bằng chữ: ……………..)
cho (9): ………………
là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2.
1. Thời gian thực hiện:…. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
2. Địa điểm thực hiện (10):………………
3. Cơ quan, tổ chức phối hợp (11): ……………
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
Điều 4. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà) (12) …………là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, ông (bà)/tổ chức (13)…….
có trách nhiệm thực hiện Quyết định. Nếu quả thời hạn mà ông (bà)/tổ chức (13)…………..
không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Ông (bà)/Tổ chức (13)………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (14) ……………. để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: VT,……
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
4. Soạn thảo Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03):
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (MQĐ 03) được hướng dẫn soạn thảo như sau:
* Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi rõ hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục.
(8) Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời hạn thực hiện của từng biện pháp.
(9) Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ quan nhà nước đã tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì ghi tên của cơ quan đã thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
(10) Ghi rõ địa chỉ nơi thực hiện cưỡng chế.
(11) Ghi tên của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
(12) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.