Khi quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cân làm Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là gì?
– Khắc phục hậu quả là khắc phục tác hại của tội phạm gây ra mà không thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được. Người đã thực hiện tội phạm phải tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
– Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là mẫu quyết định với các nội dung và thông tin về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là mẫu quyết định để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
2. Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
CƠ QUAN (1)
——-
Số:…./QĐ-CCXP
…………….. , ngày…. tháng…. năm…
QUYẾT ĐỊNH
Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả*
Căn cứ Điều 28, Điều 86, Điều 87
Căn cứ Điều 33 Nghị định số
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành
Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…./QĐ-XPVPHC ngày…./…./…….. của(3) …..
Tôi: ………
Chức vụ(4): ……..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với có tên sau đây:
… Giới tính: ………..
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./…….. …………. Quốc tịch: …..
Nghề nghiệp: ……….
Nơi ở hiện tại: ……….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……………….; ngày cấp:…./…./……..;nơi cấp: ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……..
Mã số doanh nghiệp: ……
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:.
………..
Ngày cấp:…./…./………. ; nơi cấp:………
Người đại diện theo pháp luật(5): …….. Giới tính: ……
Chức danh(6): ……..
2. Phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại:
a) Điểm…. Khoản…. Điều…. Nghị định số…./…./NĐ-CP ngày…./…./…….. quy định xử phạt vi phạm hành chính…………
b) Điểm…. Khoản…. Điều…. Nghị định số…./…./NĐ-CP ngày…./…./…….. quy định xử phạt vi phạm hành chính…………
3. Hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục là(7):…………..
a) ……….
b) ……..
4. Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện, gồm (8):
a) …….
b)……….
5. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: ……
(Bằng chữ: ……….)
cho(9): ……….
là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85
Điều 2.
1. Thời gian thực hiện:…. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
2. Địa điểm thực hiện(10):……………….
3. Cơ quan, tổ chức phối hợp(11):………….
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…./…./……………..
Điều 4. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(12) ………………………….. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, ông (bà)/tổ chức(13)……….có trách nhiệm thực hiện Quyết định. Nếu quá thời hạn mà ông (bà)/tổ chức(13) ………………..
không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Ông (bà)/Tổ chức(13) …………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho(14)……………… để tổ chức thực hiện.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: VT, …
GƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi rõ hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục.
(8) Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời hạn thực hiện của từng biện pháp.
(9) Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ quan nhà nước đã tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì ghi tên của cơ quan đã thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
(10) Ghi rõ địa chỉ nơi thực hiện cưỡng chế.
(11) Ghi tên của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
(12) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Một số quy định của pháp luật về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
Căn cứ dựa trên Luật số: 67/2020/QH14 năm 2020 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
4.1. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế:
– Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
+ Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
+ Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
+ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
+ Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;
+ Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
+ Chánh án
+ Kiểm toán trưởng;
+ Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
– Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
– Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4.2. Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
Tại Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
“1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi p hạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nhu vậy, Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Luật số: 67/2020/QH14 năm 2020 sửa đổi bổ sung một số điều của
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Trên đây là quy định của pháp luật về Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (Mẫu MQĐ11), Hướng dân làm Mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (Mẫu MQĐ11) và các vấn đề pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý : Luật số: 67/2020/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính