Hiện nay, quyết định đi công tác sẽ không có một biểu mẫu nhất định mà tuỳ vào từng đơn vị, cơ quan, tổ chức khác nhau. Vậy, mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài là gì và nó có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài:
- 4 4. Quy định về chế độ người lao động khi đi công tác:
- 5 5. Một số vật dụng cần chuẩn bị trước khi đi công tác:
1. Mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài là gì?
Thực chất thì việc đi công tác sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm vi nghĩa của từ. Nhưng nhìn chung thì chúng ta có thể hiểu đây là công việc mà một người phải thực hiện. Mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài hiện nay được sử dụng rất phổ biến và có những ý nghĩa cũng như vai trò đặc biệt quan trọng trong thực tiễn. Mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài được sử dụng khi các cơ quan hay tổ chức cử một, một số cá nhân đến thực hiện các công việc được giao tại một cơ sở khác, một địa phương khác so với đơn vị đang làm việc trong một thời gian nhất định.
Đi công tác thực chất sẽ không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, có thể là trong cùng một tỉnh, thành phố cũng có thể là ở tại một tỉnh, thành phố khác hoặc thậm chí là đi công tác nước ngoài.
Việc các đơn vị, cơ quan hay tổ chức cử nhân viên đi công tác cần phải được lập quyết định. Bởi quyết định cử nhân viên đi công tác có thể thay
2. Mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài:
Đơn vị: …
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o——–
…, ngày … tháng … năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cử nhân viên đi công tác
Tên đơn vị: …
Căn cứ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của …
Căn cứ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và đề nghị của bộ phận ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định cử các nhân viên sau đi công tác:
– Ông Nguyễn văn A Chức vụ: ……
– Bà Lê thị B Chức vụ: …
Điều 2. Thông tin Công tác:
– Đơn vị đến Công tác: Công ty XYZ ……
– Địa điểm đến công tác: Thành Phố Hải Phòng
– Thời gian đi công tác: Từ ngày …… – ……
– Phương tiện đi công tác: ……
– Nhiệm vụ đi công tác:
– Kinh phí đi công tác: Thực hiện theo
Điều 3. Kết thúc chuyến công tác, yêu cầu các Ông, Bà có tên trên gửi báo cáo kết quả cho Giám đốc.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Ông, Bà và bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như điều 4.
– Lưu VP.
GIÁM ĐỐC
(Ký tế và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài:
Khi thực hiện việc soạn mẫu quyết định cử nhân viên đi công tác trong nước và nước ngoài, cá nhân thực hiện soạn thảo phải chú ý những vấn đề sau:
– Quyết định cử nhân viên đi công tác trong nước và nước ngoài thực chất chính là một văn bản hành chính, thường được sử dụng cho các cơ quan, tổ chức nên cần phải có quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Ngôn ngữ trong quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài sẽ cần phải phù hợp, sử dụng ngôn ngữ phổ thông, không dùng những từ địa phương, mạch lạc, dễ hiểu, không sử dụng những phép ẩn dụ;
– Nội dung của quyết định cử nhân viên đi công tác trong nước và nước ngoài thực chất sẽ không cần phải dẫn dắt dài dòng, chỉ cần ngắn gọn, rõ ràng nhưng vẫn đủ các nội dung và ý chính.
Hướng dẫn soạn quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài:
Nội dung của mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài sẽ cần phải có đầy đủ các thông tin như sau: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn vị, cơ sở pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, cơ sở về quyền hạn của người đứng đầu doanh nghiệp, thông tin cá nhân đi công tác, địa điểm làm việc, công việc cụ thể và một số nội dung cơ bản khác.
Cụ thể, soạn quyết định cử đi công tác như sau:
– Phần mở đầu của mẫu quyết định cử đi công tác trong nước và nước ngoài:
+ Góc bên trái của quyết định cử đi công tác sẽ ghi rõ tên công ty, tên đơn vị cử nhân viên đi công tác, số quyết định.
+ Góc bên phải quyết định sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và ngày tháng lập quyết định.
+ Cũng trong phần mở đầu, người lập quyết định cử đi công tác phải ghi rõ tên gọi, chức vụ của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị.
– Phần nội dung của quyết định:
+ Điều 1 của quyết định sẽ điền đầy đủ tên cá nhân, chức vụ đi công tác. Nếu nhân viên là nam ghi “ông”, nếu là nữ ghi “bà”.
+ Điều 2 ghi thông tin về nơi công tác.
Nơi công tác: cần ghi rõ tên cơ quan, doanh nghiệp mà nhân viên được cử đi công tác làm việc, địa chỉ trụ sở của đơn vị đó.
Thời gian đi công tác: cá nhân lập quyết định cử đi công tác viết chính xác, đầy đủ thời gian công tác từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào.
Phương tiện đi công tác: căn cứ theo quy chế của đơn vị, quyết định của người đứng đầu đơn vị, người lập quyết định cử nhân viên đi công tác sẽ ghi rõ phương tiện được cung cấp, hỗ trợ cho nhân viên trong thời gian công tác: ô tô, xe máy…
Những thông tin trên quyết định cử nhân viên đi công tác trong nước và nước ngoài cũng là một phần những chế độ của nhân viên được hưởng trong thời gian công tác. Bên cạnh những nội dung chính nêu trên của quyết định cử đi công tác thì trong quyết định cũng cần phải có những thông tin về hiệu lực của quyết định, những cá nhân, bộ phận có trách nhiệm trực tiếp thi hành quyết định.
– Phần kết:
Trong quyết định cử nhân viên đi công tác phải có nội dung xin xác nhận của người có thẩm quyền thông qua phần chữ ký và đóng dấu.
4. Quy định về chế độ người lao động khi đi công tác:
Các đối tượng là những người lao động khi đi công tác có thể sẽ phải đến một tỉnh, thành phố khác và xa nơi đang sinh sống, làm việc.
Người lao động vẫn sẽ được đảm bảo các chế độ làm việc thông thường như tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ, ngày phép và các chế độ như ốm đau, thai sản. Ngoài ra có thể sẽ có những ưu đãi khác theo quy định của từng đơn vị;
Theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ tài chính thì cá nhân đi công tác sẽ được đơn vị chi trả công tác phí. Công tác phí sẽ bao gồm các khoản cơ bản sau đây:
– Thứ nhất: Chi phí đi lại.
– Thứ hai: Phụ cấp lưu trú.
– Thứ ba: Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác.
– Thứ tư: Tiền tài liệu phục vụ công việc.
– Thứ năm: Cước hành lý.
5. Một số vật dụng cần chuẩn bị trước khi đi công tác:
Khi đi công tác các chủ thể sẽ cần chuẩn bị các loại vật dụng cơ bản sau đây:
– Thứ nhất: Giấy tờ cá nhân:
Giấy tờ cá nhân chính là vật dụng bắt buộc phải có để các chủ thể có thể đi công tác xa. Một số những loại giấy tờ cụ thể mà các chủ thể sẽ cần phải mang theo chính là: Hộ chiếu, visa, chứng minh nhân dân…
– Thứ hai: Quần áo:
Nếu như các chủ thể có dự định đi công tác ngắn ngày, các chủ thể sẽ không hẳn phải mang theo quá là nhiều quần áo. Chỉ cần mang các loại quần áo dễ dàng, lịch sự, phù hợp cho việc đi họp, làm việc và gặp đối tác.
Dù là chuyến công tác ngắn ngày hay dài ngày thì các chủ thể cũng chỉ nên chọn những loại áo quần chắc chắn sẽ sử dụng tới. Làm thế nào để vali gọn gàng nhất, có thể thuận tiện xách tay lên máy bay.
– Thứ ba: Cần phải ngủ đủ giấc:
Điều quan trọng nhất mà các bạn nên làm khi có chuyến đi công tác chính là cụ thể phải ngủ đủ giấc. Các chủ thể cũng nên cố gắng tranh thủ ngủ trên máy bay hoặc ô tô và đừng bao giờ quên mang theo màng che mắt cùng gối cổ chữ U để giúp cho các chủ thể sẽ dễ ngủ hơn.
– Thứ tư: Cần mang theo thuốc:
Các chủ thể cũng nên mang theo một vài loại thuốc dễ dàng tuy nhiên không thể thiếu như thuốc đau đầu, đau bụng, hạ sốt, cảm cúm…
Hoặc các kiểu bệnh mà các chủ thể thường xuyên gặp phải. Bởi khi đi công tác, sẽ rất bất tiện để các đối tượng có thể tìm kiếm một hiệu thuốc, bán được loại thuốc phù hợp với mình.
– Thứ năm: Cần có sạc dự phòng trong Vali
Đi công tác là đi thực hiện công việc, mà làm việc thì các đối tượng sẽ không bao giờ ngừng kết nối với cấp trên, đối tác… để nghe hướng dẫn, chỉ thị hoặc yêu cầu của khách hàng.
Với việc phải đi lại nhiều cũng giống như không phải lúc nào cũng có sẵn sạc như ở nhà, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với việc những tình huống hết pin. Việc này phải nói là vô cùng bất tiện khi mà bạn không thể liên hệ, làm việc được với người khác.
Vì thế, hãy luôn chuẩn bị một cục sạc dự phòng cho mình, tránh trường hợp điện thoại hoặc phương tiện liên lạc khác bị hết pin. Khi cần thì các chủ thể sẽ chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản để sạc pin. Ngoài ra, nếu có thể, các chủ thể cũng cần có một cục pin dự phòng cho chiếc laptop của mình.
Lưu ý chọn cho mình một cục sạc dự phòng có nhiều cổng, giúp các chủ thể sẽ sạc được nhiều thiết bị cùng một lúc. Và đáng chú ý chú ý ngoài ra mà chúng tôi cho rằng là vấn đề sống còn khi dùng sạc dự phòng, các đối tượng cũng hãy nhớ nạp đầy đủ năng lượng cho sạc dự phòng của mình.