Khi cơ quan Toà án đã tiến hành những thủ tục về giải quyết và các bên đương sự đã thoả thuận được những vấn đề về con chung, tài sản chung, nợ chung,... cơ quan Toà án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Vậy mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự:
- 3 3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự:
- 4 4. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:
1. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên là gì?
Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự là mẫu văn bản do cơ quan Toà án ban hành sau khi giải quyết ly hôn và có kết quả về việc công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự nêu rõ thông tin về Tòa án ra quyết định, Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người yêu cầu, nhận định của Tòa án về những nội dung mà các đương sự thỏa thuận được theo Biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, nội dung của quyết định và sự thoả thuận của các bên đương sự trong quá trình giải quyết.
Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự là mẫu văn bản được dùng để ghi nhận về quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. Theo đó, mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự là cơ sở để các đương sự thực hiện theo những sự thoả thuận của mình đã được ghi nhận trong quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thảo thuận của các bên đương sự là cơ sở để các bên đương sự xác định được trách nhiệm của mình sau ly hôn và cũng là cơ sở để các bên đương sự chấm dứt về quan hệ vợ chồng.
2. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐST-HNGD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN VÀ SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……
Căn cứ(3)……. Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ(4)…….. Luật Hôn nhân và Gia đình;
Căn cứ Luật Phí và Lệ phí năm 2015;
Căn cứ
Sau khi nghiên cứu hồ sơ việc dân sự thụ lý số…../…../TLST-HNGĐ(5) ngày ….tháng …..năm….. về việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, gồm những người tham gia tố tụng sau đây:
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)……..
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(7)……
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(8)
[1]…………
[2]…………
Đã hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập Biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau:
– Về quan hệ hôn nhân: ………….
– Về con chung: ………………
– Về tài sản chung: ……….
– Về các vấn đề khác:……..
2. Về lệ phí Tòa án: …………
3. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định.
(3) và (4) Ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.
(5) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm thụ lý việc hôn nhân và gia đình.
(6) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người yêu cầu;
(7) Nếu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(8) Ghi nhận định của Tòa án về những nội dung mà các đương sự thỏa thuận được theo Biên bản hòa giải đoàn tụ không thành. Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
4. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:
Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:
Theo Điều 396 BLTTDS năm 2015, vợ, chồng yêu cầu toà án công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu. Vợ, chồng có thể chỉ yêu cầu công nhận thoả thuận về thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con hoặc thoả thuận về thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015. Vợ, chồng cùng yêu cầu toà án công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải kí tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thoả thuận về thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản
Việc xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:
Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, do thuận tình ly hôn là loại việc đặc biệt, do có mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài nên họ phải yêu cầu toà án chấm dứt hôn nhân và họ đã thống nhất được cách giải quyết mâu thuẫn là thuận tình ly hôn. Thực tế chứng minh, có những trường hợp hai vợ chồng tuy đã cùng kí đơn để yêu cầu toà giải quyết việc ly hôn nhưng mâu thuẫn giữa họ chưa tới mức trầm trọng, đời sống hôn nhân của họ vẫn có thể cứu vãn được, bản thân họ cũng chưa thực sự muốn ly hôn… Hơn nữa, hệ quả của việc vợ, chồng tự mình thoả thuận chấm dứt hôn nhân không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân, tài sản của vợ, chồng mà còn lyên quan nhiều đến các chủ thể khác, đặc biệt là con cái của họ. Do vậy, vấn đề hoà giải đối với việc thuận tình ly hôn là cần thiết nhằm giúp các đương sự trở về đoàn tụ.
Theo Điều 397 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có lyên quan đến vụ án.
Thẩm phán phải tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác lyên quan đến hôn nhân và gia đình. Điều 397 BLTTDS năm 2015 quy định về 03 trường hợp có thể xảy ra sau khi thẩm phán tiến hành hoà giải đoàn tụ vợ chồng:
– Trường hợp sau khi hoà giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành nhưng cả hai vợ chồng vẫn giữ yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thực sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Thủ tục để ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 212 BLTTDS năm 2015.
– Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thoả thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì toà án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài về sản khi ly hôn và thụ lí vụ án để giải quyết. Toà án không phải thông báo về việc thụ lí vụ án, không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết vụ án dân sự
Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:
Theo quy định tại Điều 38 BLDS và Điều 55 LHN&GĐ năm 2014, khi cả hai vợ chồng cùng thoả thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, họ có quyền yêu cầu toà án công nhận thuận tình ly hôn. Đơn yêu cầu toà án công nhận thuận tình ly hôn phải có đủ các nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015. Các đương sự phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các tài lyệu, chứng cứ như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản chung của vợ chồng hoặc sở hữu riêng của từng người v..v..
– Thuận tình ly hôn là loại việc đặc biệt, do có mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài nên họ đã phải yêu cầu toà án chấm dứt hôn nhân và họ đã thống nhất được cách giải quyết mâu thuẫn là thuận tình ly hôn. Thực tế chứng minh có những trường hợp hai vợ chồng tuy đã cùng kí vào đơn yêu cầu thuận tình ly hôn nhưng mâu thuẫn giữa họ chưa tới mức trầm trọng, họ chưa thực sự muốn ly hôn v.v.. Vì vậy, việc hoà giải đối với việc thuận tình ly hôn là cần thiết nhằm giúp các đương sự trở về đoàn tụ.
– Theo Điều 54 LHN&GĐ năm 2014 thì toà án hoà giải tối với yêu cầu thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo Điều 397 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có lyên đến quan Thẩm phán phải tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa vụ án, các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác lyên quan đến hôn nhân và gia đình.
– Trường hợp sau khi hoà giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 BLTTDS năm 2015 khi có đầy đủ các điều kiện: (1) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, (2) Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không – chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, (3) Sự thoả thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
– Cơ sở pháp lý: