Hiện nay, mức phụ cấp thâm niên của nhà giáo này đã không còn được pháp luật quy định mà thay vào đó là việc trả lượng theo chế độ khác. Vậy trước khi quyết định này có hiệu lực thì việc hưởng thêm về phụ cấp thâm niên của giáo viên được ghi nhân trên mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
- 4 4. Mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
1. Mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là gì?
Theo cách hiểu thông thường, phụ cấp thâm niên có thể được hiểu sơ khai nhất là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác.
Phụ cấp thâm niên được biết đến dưới góc độ pháp lý đó chính là một chế độ khuyến khích được ghi nhận trong hợp đồng làm việc mà người sử dụng đưa ra cho người lao động để người lao động có thể làm việc tích cực, hiệu quả và gắn bó với nghề hơn.
Mẫu quyết định về việc công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền lập ra để quyết định về việc công chức, viên chức hưởng phụ cấp thâm niên và đặc biệt là việc hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo trong quá trình giảng dạy và gắn bó với nghề. Mẫu quyết định nêu rõ người được hưởng phụ cấp…
Mẫu quyết định về việc công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc giáo viên khi tham gia vào quá trình giảng dạy công tác cho giáo dục thì sẽ được hưởng mức phụ cấp thâm niên theo như quy định của pháp luật. Đậy cũng là cơ sở để các giáo viên khi tham gia giảng dạy có thêm động lực, niềm tin để gắn bó thêm với nghề nhà giáo.
2. Mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo chi tiết nhất:
UBND TỈNH …
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
————-
Số: …./QĐ-SGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công chức, viên chức quản lý hưởng phụ cấp thâm niên
đối với nhà giáo năm …(1)
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ …(2) ….;
Căn cứ … (2) …;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tính thêm …(3)…phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo cho …(4)…công chức, viên chức quản lý có tên trong danh sách kèm theo.
Điều 2. Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Chánh Thanh tra; Trưởng các Phòng, Ban của Sở; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các ông, bà có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– …(5)…;
– Lưu: VT, (6).
GIÁM ĐỐC (7)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
(1) Năm.
(2) Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định
(3) % phụ cấp.
(4) Số lượng người được hưởng phụ cấp;
(5) Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết.
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(7) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
4. Mẫu quyết định công chức viên chức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
4.1. Đối tượng áp dụng phụ cấp thâm niên:
Một là, Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy và giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập (kể cả các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt độngvà các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động)đã được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 02 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) theo
Hai là, Nhà giáo trong biên chế và đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại xưởng trường, trạm, trại và phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (kể cả các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động và các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động) đã được chuyển, xếp lương theo
4.2. Giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên:
Luật Giáo dục mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Một trong những thông tin đáng chú ý của Luật này là bãi bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên. Điều 76 của Luật này quy định: “Nhà giáo… được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”; trong khi Luật Giáo dục trước đây chỉ rõ: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Theo quy định trên, từ ngày 01/7/2020, giáo viên sẽ mất một khoản thu nhập do phụ cấp thâm niên không còn nữa.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, năm 2021 sẽ có những cải cách mạnh mẽ về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là bãi bỏ cách tính lương như hiện nay (hệ số x mức lương cơ sở), thay vào đó là 05 bảng lương mới với số tiền cụ thể, tương ứng với từng chức danh và vị trí việc làm.
Không chỉ thế, các khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng có nhiều thay đổi. Hàng loạt các khoản phụ cấp bị bãi bỏ, trong đó có phụ cấp thâm niên. Nghị quyết nêu: Chỉ còn 3 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên, gồm:
– Quân đội
– Công an
– Cơ yếu.
Như vậy, ngoài ba đối tượng trên, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang được hưởng phụ cấp thâm niên, sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này kể từ năm 2021.Theo tinh thần của Nghị quyết 27, ngoài bãi bỏ phụ cấp thâm niên, còn có một số khoản phụ cấp khác được bãi bỏ: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội; Phụ cấp công vụ; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
4.3. Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với giáo viên:
– Mức phụ cấp: Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
– Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên:
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
+ Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
+ Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
+ Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm và dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
+ Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
– Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:
+ Thời gian tập sự và thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ một tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau và thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Thẩm quyền quyết định mức phụ cấp thâm niên nghề
Thực hiện theo phân cấp quản lý tiền lương hiện hành của tỉnh. Cụ thể:
– Thủ trưởng các sở, ngành và các cơ sở giáo dục – đào tạo trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định xếp và nâng mức phụ cấp thâm niên nghề thường xuyên đối với nhà giáo xếp ngạch viên chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống;
– Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp và nâng mức phụ cấp thâm niên nghề thường xuyên đối với nhà giáo đang xếp ngạch viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính trở lên.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 54/2011/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (Hiện đã hết hiệu lực).
–
–