Khi thực hiện các hoạt động của cảng cá thì đầu tiên cảng cá đó phải được công bố mở cảng theo quy định khi có đủ điều kiện. Cũng có một số trường hợp có thể quyết định công bố đóng cảng như bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy quyết định công bố đóng cảng cá được lập với nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định công bố đóng cảng cá là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật thủy sản có đưa ra khái niệm về cảng cá như sau: Cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng cá và vùng nước cảng cá.
Tại khoản 2,3 Điều 79. Mở, đóng cảng cá Luật thủy sản quy định:
Đóng cảng cá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tổ chức quản lý cảng cá bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng không đáp ứng được tiêu chí theo quy định đối với cảng cá loại I và loại II;
– Đối với cảng cá loại I không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời;
– Đối với cảng cá loại II không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời;
– Đối với cảng cá loại III không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 3 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cá như sau:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở, đóng cảng cá loại I;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở, đóng cảng cá loại II;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố mở, đóng cảng cá loại III.
Chính phủ quy định nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá.
Như vậy có thể thấy căn cứ theo quy định trên tại điều 79 luật thủy sản 2017 do pháp luật đã quy định về các trường hợp cụ thể để đóng cảng cá, theo đó mà các cá nhân hay tổ chức…Khi thực hiện việc đóng cảng cá phải thực hiện theo quy định này để đảm bảo hoạt động của cảng cá đúng theo quy định của pháp luật.
Đầu tiên, các trường hợp phải đóng cảng cá có thể vì lí do như bắt buộc phải đóng cảng theo quy định của pháp luật do vi phạm như đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hay các trường hợp khác không thể đáp ứng được các tiêu chí hoạt động thì bắt buộc phải đóng cảng để đảm bảo an toàn và trật tự khi thực hiện hoạt động này. Tùy theo từng loại cảng cá mà sẽ có các tiêu chí đánh giá và yêu cầu thực hiện khác nhau, có 03 loại cảng cá đó là cảng cá loại 1, cảng cá loại 2 và cảng cá loại 3, nếu không đáp ứng được tiêu chí của từng loại cảng này thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đóng cảng cá, thẩm quyền đóng cảng cá đó là đối với loại 1 sẽ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, loại 2 là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cuối cùng loại 3 là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Mẫu quyết định công bố đóng cảng cá là mẫu với các nội dung và thông tin về cảng cá phải công bố đóng cảng theo quy định, trong các trường hợp như bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động…Với mục đích để quản lý việc cảng cá có thực hiện theo quy định hay không và có đủ các điều kiện và tiêu chí để tiếp tục hoạt động hay không từ đó đưa ra quyết định công bố đóng cảng theo quy định.
2. Mẫu quyết định công bố đóng cảng cá:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)
—————
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (*)
——-
Số:…./QĐ-…
….., ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH (2)
Về việc công bố đóng cảng cá
CƠ QUAN THẨM QUYỀN BAN HÀNH (*)……. (3)
Căn cứ
Căn cứ
Xét đề nghị của
QUYẾT ĐỊNH: (4)
Điều 1. Công bố đóng cảng cá:
Thuộc xã (phường): ………huyện (quận)……… Tỉnh (thành phố)
1. Tên cảng cá:
2. Loại cảng cá:
3. Địa chỉ:
4. Vị trí tọa độ của cảng cá:
5. Lý do đóng cảng cá:
6. Thời gian bắt đầu đóng cảng cá:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
Điều 3. ….., Ban quản lý Cảng cá, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều…;…;
– Lưu: VT,…
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (5)
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đóng cảng cá loại I; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đóng cảng cá loại II; Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố đóng cảng cá loại III.
Hướng dẫn làm mẫu quyết định công bố đóng cảng cá:
(1) Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ
(2) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền quyết định đóng cảng cá
(3) Ghi tên mẫu đơn là quyết định công bố đóng cảng cá
(4) Ghi nội dung quyết định bao gồm các điều khoản chi tiết
(5) Thủ trưởng cơ quan (Chữ ký, dấu)
3. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá:
Tại Điều 77. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Luật thủy sản quy định:
1. Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia phải phù hợp với chiến lược phát triển thủy sản, quy hoạch khác có liên quan và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải căn cứ quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia đã được phê duyệt; phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia; công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; quản lý hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia theo quy định của pháp luật.
Dựa theo quy định chúng tôi nêu như trên có thể thấy mục tiêu chung ở đây khi đầu tư xây dưng quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đó là căn cứ để chúng ta có thể tiến hành hoàn thiện và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng ngành thủy sản, xây dựng các trung tâm nghề cá lớn, ngoài ra còn có thể tăng cường công tác quản lý nghề cá, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân hoạt động trên vùng biển đó và góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho vùng biển có ngư dân đánh bắt và tàu thuyền hoạt động, và thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch. Ngoài ra còn có ý nghĩa trong việc góp phần chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, hình thành đầu mối giao thương trong nước và quốc tế.
Theo đó thì đối với quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có mục tiêu cụ thể của hoạt động này đó là đánh giá được các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bổ, sử dụng không gian tác động đến hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, ngoài ra thực hiện hoạt động quy hoạch này để có thể phân tích được những xu thế phát triển kinh tế – xã hội, Phân tích những yếu tố của môi trường pháp lý trong và ngoài nước, khoa học, công nghệ, để co thể thực hiện việc quản lý vận hành và các kịch bản phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong thời kỳ quy hoạch.
Theo đó việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá còn có ý nghĩa đánh giá về liên kết ngành và đánh giá liên kết vùng của hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có phù hợp hay không, có thiết thực hay không từ đó có thể xác định các yêu cầu phát triển cảng cá, phát triển và xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được hoàn thiện hơn, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá còn để đánh giá hiện trạng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá so với những thời kì trước đây.
Theo đó, có thể thấy nếu cảng cá được mở ra mà cảng cá bị đình chỉ hoạt động, Độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng không đáp ứng được tiêu chí theo quy định hay một số trường hợp khác khiến cảng cá không đảm bảo được các tiêu chí pháp luật đưa ra thì cảng cá đó phải công bố đóng cảng theo quy định.
Cơ sở pháp lý:
Luật thủy sản 2017