Trong trường hợp vụ án có tình tiết mới phức tạp hơn thì vụ án sẽ được chuyển giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Vậy mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
- 4 4. Một số quy định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường:
1. Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) là gì?
Xét xử phúc thẩm là việc
Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) là mẫu văn bản được cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là
Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) được cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là
2. Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN…..(1)
Số: …../…../QĐPT-…..(2)
……, ngày ….. tháng ….. năm……..
QUYẾT ĐỊNH
CHUYỂN VỤ ÁN GIẢI QUYẾT THEO THỦ TỤC RÚT GỌN SANG GIẢI QUYẾT THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNG
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..
Căn cứ vào khoản 4 Điều 323 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số…/…/TLPT-…(3) ngày…tháng…..năm ..… về việc(4) ……, giữa:
Nguyên đơn:(5)
Địa chỉ:
Bị đơn:(6)
Địa chỉ:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):(7)
Địa chỉ:
Người kháng cáo
Địa chỉ:
Viện kiểm sát kháng nghị……
Xét thấy:(8)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chuyển vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục rút gọn thụ lý số…/…/TLPT-…(9) ngày…tháng năm … về việc(10) …… sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp);
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
(1) Ghi tên Toà án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường; nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H); nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố nào (ví dụ: Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 12/2017/QĐST- HNGĐ).
(3) Ghi số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLST-KDTM).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5), (6) và (7) Nếu nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện).
(8) Ghi các phân tích, đánh giá, nhận định về tình tiết làm cho vụ án không còn điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
(9) và (10) Ghi số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLST-KDTM). Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
4. Một số quy định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường:
4.1. Quy định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm):
Tại khoản 3, Điều 317 của
Một là, Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
Hai là, Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
Ba là, Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
Bốn là, Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Năm là, Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
Sáu là, Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 317, Khoản 4 Điều 320, Khoản 4 Điều 323 BLTTDS 2015, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu xuất hiện những tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
4.2. Thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn và theo thủ tục thường:
Thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định ngắn hơn so với thủ tục thông thường mà cụ thể là một tháng, kể từ ngày thụ lý trong khi thời hạn này đối với thủ tục thông thường là bốn tháng nếu vụ án trong lĩnh vực dân sự.
Do đó, trong trường hợp đã quá thời hạn một tháng kể từ ngày thụ lý, các tình tiết mới được làm sáng tỏ thì Thẩm phán không thể quyết định chuyển vụ án từ giải quyết theo thủ tục thông thường sang thủ tục rút gọn vì đã quá thời hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 318
4.3. Quy định về trình tự thủ tục tố tụng theo thủ tục rút gọn:
Trong thủ tục rút gọn, Thẩm phán không phải tiến hành nhiều hoạt động tố tụng như thu thập chúng cứ, trưng cầu giám định… xuất phát từ tính đơn giản, rõ ràng của những vụ án được giải quyết theo thủ tục này. Do đó, sự khác biệt về trình tự thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường và thủ tục rút gọn đặt vấn đề về đảm bảo việc giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục luật định khi thực hiện việc chuyển đổi.
Cũng căn cứ theo như quy định tại Khoản 4 Điều 317
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.