Hiện nay, trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng hoặc các hoạt động đánh bắt cá ngoài vùng biển của cư dân được phát triển rất nhiều nhờ vào những phương tiện cần thiết. Đối với nghề đánh cá thì phương tiện là tàu đánh cá rất quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định cho phép nhập khẩu tàu cá là gì?
Trong quy định pháp luật không có khái niệm chung về việc nhập khẩu tàu cá nhưng dựa trên thực tế thì nhập khẩu tàu cá là hoạt động mua tàu cá được sản xuất, đăng ký từ nước ngoài về Việt Nam để phục vụ cho việc đánh bắt, khai thác cá tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam góp phần phát triển kinh tế vùng miền bởi lẽ việc khai thác thủy sản là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Đối với các hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định thì đều phải được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền tiến hành phê duyệt điều kiện cũng như cấp giấy phép nhập khẩu thông qua việc ban hành Quyết định cho phép nhập khẩu tàu cá theo mẫu số 08.TC kèm theo trong Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Đây là mẫu quyết định cá nhân, tổ chức được phép nhập khẩu tàu.
Mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền là Bộ nông nghiệp và phát triển, Tổng cục Thủy sản ban hành cho cá nhân, tổ chức với mục đích cho phép nhập khẩu tàu cá vào Việt Nam. Để việc nhập loại tàu không trái với quyết định thì trong mẫu quyết định phải ghi đầy đủ thông tin tàu cá như tên tàu, diện tích con tàu,.. để khi về Việt Nam lấy căn cứ để quản lý.
2. Mẫu quyết định cho phép nhập khẩu tàu cá:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
Số: …./QĐ-TCTS…….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép nhập khẩu tàu cá
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số ………/QĐ-TTg ngày tháng năm của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số ………/NĐ-CP ngày …. tháng năm của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản;
Xét đơn đề nghị nhập khẩu tàu cá của (tổ chức, cá nhân): ………..;
Theo đề nghị của ………..,
QUYẾT ĐỊNH:
Cho phép (tổ chức, cá nhân) ………. được nhập khẩu tàu cá sau:
Tên tàu:
Vật liệu:
Kiểu tàu:
Công dụng:
Năm và nơi đóng
Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu cá:
Chiều dài lớn nhất Lmax …… Chiều rộng lớn nhất Bmax … Chiều cao mạn D … Tổng dung tích (GT) … Số lượng máy …… | Chiều dài thiết kế Ltk …… Chiều rộng thiết kế Btk … Chiều chìm d …… Trọng tải toàn phần (DW) … Tổng công suất … | ||
Kiểu máy | Số máy | Công suất | Năm chế tạo |
Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Tài chính;
– UBND cấp tỉnh (nơi có tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá);
– Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
– Tổng cục Hải quan;
– Sở NN&PTNT (nơi có tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá);
– Lưu: VT, ……..
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định cho phép nhập khẩu tàu cá:
Theo quy định của pháp luật trong việc ban hành, soạn thảo mẫu quyết định nhập khẩu tàu cá thì đối với cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép thì cơ quan ra quyết định cho phép nhập khẩu tàu cá theo mẫu số 08.TC. Người soạn thảo mẫu lưu ý về hình thức và nội dung mẫu để mẫu quyết định ban hành có tính hợp pháp.
– Về hình thức của mẫu quyết định:
+ Phía bên phải văn bản trình bày quốc hiệu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
+ Phía bên trái văn bản là tên cơ quan ban hành mẫu quyết định và số quyết định
+ Chính giữa văn bản là tên mẫu quyết định: QUYẾT ĐỊNH Về việc cho phép nhập khẩu tàu cá
– Về nội dung mẫu quyết định:
+ Căn cứ pháp luật để ra Quyết định
+ Quyết định cho phép cá nhân được nhập khẩu tàu cá bao gồm các thông tin như: tên tàu, vật liệu, kiểu tàu, công dụng, năm và nơi đóng, các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu cá.
+ Nơi nhận hồ sơ, quyết định
+ Tổng cục ký và đóng dấu mẫu quyết định.
4. Một số quy định pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu tàu cá:
Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cấp phép nhập khẩu tàu cá gồm tàu cá nhập khẩu?
Theo quy định của pháp luật thì điều kiện cấp phép nhập khẩu tàu cá đối với việc nhập khẩu tàu cá mới là tàu phải được chứng minh có nguồn gốc hợp pháp, về công suất thì có Tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên và có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20m, đối với trang bị công cụ khai thác, thiết bị bảo quản thủy sản tiên tiến áp dụng đối với tàu khai thác và dịch vụ khai thác.
Đối với hồ sơ đăng ký điều kiện nhập khẩu tàu cá yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ kèm theo gồm:
+ Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu;
+ Lý lịch máy tàu;
+ Lý lịch các trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá.
Như vậy, đối với việc nhập khẩu tàu cá thì mặc định luôn phải đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định bởi lẽ hành nhập khẩu luôn phải đảm bảo nguồn gốc để tung ra thị trường.
Thủ tục xin cấp phép nhập khẩu tàu cá?
Tổ chức/cá nhân có nhu cầu Nhập khẩu tàu cá gửi đến Tổng cục Thủy sản Hồ sơ Đề nghị cấp phép Nhập khẩu tàu cá gồm các loại giấy tờ như sau:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
+
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp có thể là bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu.
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
+ Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng đóng tàu sử dụng đối với tàu cá đóng mới. Toàn bộ giấy tờ trong Hồ sơ gồm Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng, Giấy chứng nhận… đều phải dịch ra tiếng Việt.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản xem xét, cấp phép cho Tổ chức/cá nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cho phép Nhập khẩu tàu cá, Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cho phép Nhập khẩu tàu cá hoặc cho phép Thuê tàu trần, Tổng cục Thủy sản phải gửi Giấy phép Nhập khẩu tàu cá hoặc Giấy phép Thuê tàu trần cho Tổ chức/cá nhân xin Nhập khẩu tàu cá hoặc xin Thuê tàu trần. Đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
Tại Điều 59 Nghị định 26/2019/NĐ-CP cũng đã hướng dẫn chi tiết các trường hợp tàu cá được tặng cho, viện trợ. Theo đó: Tặng cho, viện trợ tàu cá là việc Chính phủ hoặc Tổ chức/cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ tàu cá cho Chính phủ hoặc Tổ chức/cá nhân Việt Nam để sử dụng trong hoạt động khai thác thủy sản hoặc các hoạt động công vụ liên quan đến thủy sản.
Trường hợp Chính phủ hoặc Tổ chức/cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ tàu cá cho Cơ quan nhà nước của Việt Nam: Việc tiếp nhận tàu cá do Tổng cục Thủy sản quyết định trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế và quan hệ đối ngoại.
Đối với trường hợp Tổ chức/cá nhân nước ngoài tặng tàu cá cho Tổ chức/cá nhân Việt Nam: Tổ chức/cá nhân Việt Nam được cấp phép nhập khẩu tàu khi đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản.
+ Tàu có nguồn gốc hợp pháp được chứng minh bằng các giấy tờ là hồ sơ xuất xưởng của tàu.
+ Về chất liệu của loại tàu nhập khẩu: là tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới.
+ Về diện tích của tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
+ Tuổi vỏ tàu không quá 05 năm, tuổi máy chính không quá 07 năm được tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu.
+ Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp.
Như vậy, khi tàu cá nhập khẩu được phê duyệt về điều kiện cần phải có thì cá nhân, tổ chức nhập khẩu tiến hành làm theo các thủ tục hành chính quy định là nộp hồ sơ đề nghị để thực hiện được cấp giấy phép nhập khẩu bởi cơ quan có thẩm quyền.