Hiện nay, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ nhiều ngày hơn để thu xếp công việc riêng của họ thì họ phải thông báo và thoả thuận với công ty, trong trường hợp công ty cho phép họ mới được nghỉ. Khi đó, công ty phải ban hành quyết định nghỉ việc không hưởng lương có thời hạn đối với người lao động đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định cho nhân viên nghỉ việc không hưởng lương:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….ngày….tháng….năm (3)
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Nghỉ việc không hưởng lương)
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ………(4)
Căn cứ:
– Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty. .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Tạm thời nghỉ việc không hưởng lương là: …tháng kể từ ngày …/…/… đến ngày …/…/… đối với:(5)
Ông: ………(6) Sinh ngày: ……..(7)
CCCD/CMND số: …….(8)
Địa chỉ: ……(9)
Điều 2: Ban lãnh đạo Công ty, toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty và các thành viên khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: Giám Đốc
– Như Điều 2;
– Lưu VP.
Hướng dẫn:
(1) Tên doanh nghiệp, tổ chức ra quyết định cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương
(2) Số hiệu văn bản
(3) Ngày tháng năm ban hành văn bản
(4) Chức vụ của người có thẩm quyền phê duyệt cùng với tên công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
(5) Ngày tháng năm mà người lao động bắt đầu nghỉ việc không hưởng lương và thời gian kết thúc thời gian nghỉ việc không hưởng lương
(6) Họ và tên người lao động
(7) Ngày tháng năm sinh của người lao động
(8) Số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân của người lao động
(9) Địa chỉ hiện tại của người lao động.
2. Quyết định cho nhân viên nghỉ việc không lương được hiểu như thế nào?
Nghỉ việc không hưởng lương chính là một trong những hình thức xin nghỉ việc tạm thời tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của người lao động khi họ có công việc cá nhân đã lên kế hoạch sẵn đồng thời việc nghỉ không lương này họ phải có sự thỏa thuận rõ ràng với bên phía doanh nghiệp. Trong đó, thời gian nghỉ việc không hưởng lương vẫn được tính là trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động và việc nghỉ không hưởng lương cần phải thành lập bằng văn bản giữa hai bên.
Điều 115 Bộ Luật Lao động 2019 quy định rõ về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Được nghỉ 03 ngày: Đối với trường hợp kết hôn
+ Được nghỉ 01 ngày: Đối với trường hợp con đẻ, con nuôi kết hôn;
+ Được nghỉ 03 ngày: Đối với trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo quy định của pháp luật người lao động có quyền nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương những ngày đó, bao gồm những ngày như kết hôn (người lao động được nghỉ ba ngày); con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn (người lao động được nghỉ một ngày); những người có mối quan hệ như sau đối với người lao động chết như cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi (người lao động được nghỉ ba ngày).
Còn đối với vấn đề người lao động nghỉ việc không lương thì người lao động sẽ được quyền nghỉ việc riêng một ngày nhưng không được hưởng lương trong ngày đó như trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài những trường hợp nghỉ việc không hưởng lương mà người lao động được quyền hưởng như nêu ở trên thì người lao động muốn nghỉ thêm dài ngày thì họ có thể thoả thuận với công ty và được công ty chấp thuận.
3. Điều kiện để người lao động được nghỉ việc không lương:
Trước khi người lao động muốn nghỉ việc không hưởng lương tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của mình thì công việc đầu tiên của họ chính là phải thông báo đến người sử dụng lao động. Quy định của pháp luật không nêu rõ ràng phương thức mà người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động là gì thế nên người lao động có thể chọn phương thức thông báo bằng văn bản, điện thoại, email, tin nhắn,…
Sau khi người sử dụng lao động đã tiếp nhận được thông báo của người lao động thì họ sẽ phản hồi lại thông báo đó và hai bên trực tiếp thoả thuận với nhau về vấn đề thời gian và các quyền, nghĩa vụ của hai bên. Sau khi thoả thuận, người sử dụng lao động chấp thuận về vấn đề nghỉ việc không hưởng lương của người lao động thì hai bên sẽ làm theo đúng thoả thuận đó và bên phía người sử dụng lao động sẽ phải ban hành quyết định nghỉ việc không hưởng lương đối với người lao động đó.
Trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì người lao động sẽ phải cố gắng sắp xếp công việc để quay về làm việc bình thường, nếu người lao động vẫn muốn nghỉ thì họ phải đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật đó là họ phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày nếu hợp đồng lao động của họ là
– Họ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hai bên đã thoả thuận
– Không được trả đủ lương, trả lương không đúng hạn
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi,…
– Người lao động là phụ nữ mang thai được quyền nghỉ theo đúng quy định pháp luật
– Đủ tuổi nghỉ hưu
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực dẫn đến ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng lao động.
4. Nội dung trong quyết định cho nhân viên nghỉ việc không hưởng lương:
Trong quyết định nghỉ việc không hưởng lương phải có những nội dung sau đây:
– Tên doanh nghiệp, tổ chức được viết ở đầu góc bên trái
– Quốc hiệu tiêu ngữ
– Số hiệu văn bản
– Địa điểm, ngày tháng năm ban hành văn bản
– Tên quyết định, ví dụ quyết định về việc nghỉ việc không hưởng lương
– Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt quyết định nghỉ việc của người lao động kèm theo tên doanh nghiệp tổ chức, ví dụ giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn X
– Những căn cứ để chấp thuận cho người lao động nghỉ việc không lương, ví dụ căn cứ Bộ Luật Lao động 2019
– Thời gian người lao động bắt đầu nghỉ không lương và thời gian kết thúc nghỉ việc không lương
– Thông tin của người lao động nghỉ việc không lương như họ tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân,…
– Những người có trách nhiệm thi hành quyết định
– Hiệu lực của quyết định
Chú ý: khi ban hành một văn bản quyết định nghỉ việc không hưởng lương phải lưu ý những điều sau:
– Người ký và phê duyệt quyết định nghỉ việc không hưởng lương của người lao động phải là người có thẩm quyền trong công ty như giám đốc, phó giám đốc
– Hình thức của quyết định bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật như phải trình bày văn bản trên giấy A4, phông chữ Times New Roman,…
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động