Trường hợp muốn chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Vậy mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (MQĐ37) là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (MQĐ37):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:
- 4 4. Những quy định liên quan đến chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:
1. Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (MQĐ37) là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được hiểu là các biện pháp bắt buộc được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định của
Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt là văn bản do cơ quan có thẩm quyền giao quyền thực hiện với các nội dung bao gồm các căn cứ: các văn bản pháp luật, các quyết định làm căn cứ ra quyết định, nội dung quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Mục đích của mẫu chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: khi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt muốn chấm dứt việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nhằm mục đích chấm dứt việc giao quyền.
2. Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (MQĐ37):
Mẫu quyết định số 37, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
CƠ QUAN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /QĐ-CDGQ | (2) ……., ngày…. tháng…. năm …….. |
QUYẾT ĐỊNH
Chấm dứt việc giao quyền <xử phạt vi phạm hành chính/cưỡng chế thi hành
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (4)
Căn cứ <Điều 54/khoản 2 Điều 87/khoản 2 Điều 123>(*) (5) Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ (6) ………………………………………….……. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của <cơ quan, tổ chức>(*) (1) …………………..;
Căn cứ <Quyết định số: …./QĐ-GQXP ngày ……/……/…… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính/Quyết định số: …/QĐ-GQCC ngày …../……/…… về việc giao quyền cưỡng chế thi hành
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt việc giao quyền <xử phạt vi phạm hành chính/cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/tạm giữ người theo thủ tục hành chính> (*) (3) theo Quyết định số: <…/QĐ-GQXP/…./QĐ-GQCC/…/QĐ-GQTG>(*) (8) ngày …../…../….. đối với ông (bà): (9) …………………………… chức vụ: (10) ………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. <Người đứng đầu bộ phận tổ chức, bộ phận văn phòng của đơn vị>(*), ông (bà) có tên tại Điều 1 và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (11) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên) |
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:
Người soạn thảo Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan điều tra
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
Về nội dung mẫu quyết định: Mẫu này được sử dụng để ra quyết định chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính/cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 54/khoản 2 Điều 87/khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt việc giao quyền theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «tạm giữ người theo thủ tục hành chính».
(4) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «Điều 54».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «khoản 2 Điều 87».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «khoản 2 Điều 123».
(6) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định.
(7) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «Quyết định số: …/QĐ-GQXP ngày …./…./…… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «Quyết định số: …/QĐ-GQCC ngày …./…./…. về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «Quyết định số: …/QĐ-GQTG ngày …./…./…. về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính».
(8) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «…/QĐ-GQXP».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghì: «…/QĐ-GQCC».
– Trường hợp chấm dứt việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «…/QĐ-GQTG».
(9) Ghi họ và tên của người được giao quyền.
(10) Ghi chức danh và tên cơ quan của người được giao quyền.
(11) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc tương đương ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
4. Những quy định liên quan đến chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:
Theo Điều 87
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
+ Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng các cục có thẩm quyền liên quan theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
+ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
+ Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
+ Chánh án
+ Kiểm toán trưởng;
+ Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Những chủ thể nêu trên có quyền ra quyết định cưỡng chế và được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc ra quyết định. Việc giao quyền phải được thực hiện theo nguyên tắc giao quyền nhằm đảm bảo không trái quy định của pháp luật về nguyên tắc trao quyền.
Theo đó, những chủ thể quy định cụ thể nêu trên thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao quyền cưỡng chế. Việc giao quyền được thực hiện theo quy định: cấp trưởng giao quyền cho
cấp phó của mình thực hiện các quyền liên quan đến cưỡng chế.
Việc giao quyền này phải được cấp trưởng thể hiện bằng văn bản, cụ thể là văn bản quyết định giao quyền cưỡng chế. Chỉ khi có văn bản giao quyền này thì việc giao quyền mới có hiệu lực pháp luật, cần lưu ý quyết định giao quyền yêu cầu phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao, trường hợp cấp phó thực hiện các hành vi vượt quá phạm vi được giao quyền thì cấp phó sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các hành vi của mình.
Đối với nguyên tắc giao quyền, cấp trưởng giao quyền cho cấp phó và cấp phó được giao quyền không được giao quyền cho người khác mà phải tự mình thực hiện quyền này.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Mẫu quyết định chấm dứt giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, các nội dung về giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng như cách soạn thảo mẫu văn bản này.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.