Biện pháp quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật liên quan. Vậy, Mẫu quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Theo Khoản 1 Điều 140
2. Mẫu quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Mẫu quyết định số 06, ban hành kèm theo nghị định 120/2021/NĐ-CP:
ỦY BAN NHÂN DÂN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …./QĐ-CDQLGĐ | (2)……, ngày …. tháng…. năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
Chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình*
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN (1) …………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số: …./2021/NĐ-CP ngày…. tháng …. năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Trưởng Công an (1) ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người có tên sau đây:
Họ và tên: ……… Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …/…/……
Nơi thường trú/tạm trú: ……
Nơi ở hiện tại: ……
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu số: ……….;
ngày cấp: …/…/……; nơi cấp: ………
Dân tộc: …. Tôn giáo: … Trình độ học vấn: …
Nghề nghiệp: …………
Nơi làm việc/học tập: ………
Họ và tên của cha, mẹ/người giám hộ: …
Địa chỉ liên hệ: ……
Là người đang chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình theo Quyết định số: …./QĐ-QLGĐ ngày …/…/…… của Chủ tịch UBND(1)….
Thời hạn áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình là …. tháng, kể từ ngày …./…/……
Thời gian đã chấp hành biện pháp là …. tháng …. ngày.
2. Lý do chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình: (3)…………
Điều 2. Chuyển toàn bộ hồ sơ của người bị chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có tên tại Điều 1 Quyết định này <để/đến> (*) (4) ..………
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. <Cha, mẹ/người giám hộ>(*) của người chưa thành niên bị chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình có tên tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trưởng Công an (1) ……….,(5) ………, ông/bà (6) ………và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – Gia đình của người có tên tại Điều 1; – (7) ………….; – Lưu: VT,…. | CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN (Ký, đóng dấu; ghi rõ họ và tên) |
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
Mẫu quyết định được sử dụng để quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình quy định tại Điều 46 Nghị định số: …./2021/NĐ-CP.
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế.
(1) Ghi tên của xã/phường/thị trấn.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi cụ thể hành vi vi phạm trong thời gian chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình; điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng; hoặc người đang chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình được xác định nghiện ma túy.
(4) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp là hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định số: …./2021/NĐ-CP thì ghi: «để ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường thị trấn theo quy định».
– Trường hợp là hành vi có dấu hiệu tội phạm thì ghi: «đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật».
– Trường hợp được xác định là nghiện ma túy thì ghi: «để thực hiện việc cai nghiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy».
(5) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp là cơ quan/tổ chức được phân công phối hợp cùng với gia đình thực hiện việc giám sát người chưa thành niên được đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình, thì ghi tên của cơ quan/tổ chức được phân công phối hợp cùng với gia đình thực hiện việc giám sát.
– Trường hợp là cá nhân được phân công phối hợp cùng với gia đình thực hiện việc giám sát người chưa thành niên được đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình, thì ghi họ và tên của người được phân công phối hợp cùng với gia đình thực hiện việc giám sát.
(6) Ghi họ và tên của cha, mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên bị chấm dứt áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
(7) Tổ chức/cá nhân khác có liên quan (nếu có).
4. Quy định về áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
4.1. Áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
1) Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong các giai đoạn sau đây:
– Xem xét đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến;
– Sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phải lập bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP;
– Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
– Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý người chưa thành niên;
– Thực hiện tốt việc giáo dục, quản lý để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.
4.2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 24 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm có:
– Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị, trong đó nêu rõ thông tin về nhân thân của người chưa thành niên; đề xuất áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;
– Hồ sơ của người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
– Văn bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
– Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).