Hiện nay việc người phạm tội vi phạm pháp luật hành chính đang chịu xử phạt nhưng vẫn chưa bị ra quyết định thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại tài sản và trốn tránh việc thi hành án. Do vậy, người được thi hành án có đơn yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm bắt buộc.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định buộc thi hành án hành chính là gì?
Mẫu quyết định buộc thi hành án hành chính là mẫu văn bản của
Mẫu quyết định buộc thi hành án hành chính được Tòa án nhân dân sử dụng trong quá trình ra quyết định buộc thi hành án hành chính để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản và trốn tránh việc thi hành án của người vi phạm pháp luật hành chính đang chịu xử phạt.
2. Mẫu quyết định buộc thi hành án hành chính theo mẫu số 56-HC chi tiết nhất:
TÒA ÁN NHÂN DÂN…… (1)
_______
Số: /….. (2)/QĐ-THA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
____________
….., ngày… tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Buộc thi hành án hành chính
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN …
Căn cứ khoản 2 Điều 312 của Luật tố tụng hành chính;
Căn cứ …(3) số …/…-…(4) ngày …..tháng …….năm ……của Tòa án…..(5) về… (6);
Xét đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành …(7) của Tòa án nhân dân…. của…(8), địa chỉ…(9);
QUYẾT ĐỊNH:
1.Buộc thi hành án đối với …(10) địa chỉ: …
Nội dung phải thi hành:
… (11)
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại khoản 2 Điều 312 của
– Lưu: Hồ sơ, VT.
CHÁNH ÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định buộc thi hành án hành chính chi tiết nhất:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai).
(2) Ghi số, năm ra quyết định
(3) (7) Tùy theo từng trường hợp mà ghi Bản án hoặc Quyết định.
(4) Ghi số, ký hiệu bản án hoặc quyết định buộc thi hành.
(5) Ghi tương tự như (1).
(6) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).
(8) Nếu người yêu cầu thi hành án là cá nhân, thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức, ghi họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
(9) Ghi địa chỉ tại thời điểm nộp đơn yêu cầu buộc thi hành án. Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện D, tỉnh E); nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH G có trụ sở: Số 50 phố H, quận I, thành phố L).
(10) Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính tương tự như (8).
(11) Ghi cụ thể từng vấn đề buộc người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thi hành.
(12) (14) Ghi như (10).
(13) Ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án.
(15) Ghi tên cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
4. Một số quy định buộc thi hành án hành chính:
Tự nguyện thi hành án tại Điều 10 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
Hoặc trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính, cơ quan phải thi hành án phải
Thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính được xác định như sau:
Một là, Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hành chính kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
Hai là, Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thông báo kết quả thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính bằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó.
Yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tại Điều 10 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính.
Thứ hai, Người được thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính bằng hình thức trực tiếp nộp đơn, trình bày bằng lời nói, gửi đơn qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Thứ ba, Đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính có các nội dung chủ yếu bao gồm:
– Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
– Tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm được yêu cầu;
– Tên, địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án;
– Nội dung yêu cầu thi hành án;
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Thứ tư, Đơn yêu cầu thi hành án được gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan.
Do đó, Yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án; hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
Người được thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính bằng hình thức trực tiếp nộp đơn, trình bày bằng lời nói, gửi đơn qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi có quyết định buộc thi hành án hành chính tại Điều 12 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định
Một là, Khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án.
Hai là, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Ba là, Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định được thi hành xong, cơ quan phải thi hành án thông báo kết quả cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.
Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra chậm thi hành án và không thực hiên việc chấp hành hoặc chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên tại cơ quan, tổ chức do mình là người đứng đầu. Thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Do đó, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án cần phải có trách nhiệm Kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Nghị định 71/2016/NĐ-CP và những quy định của pháp luật có liên quan quy định. Người đứng đầu cơ quan thực hiện việc xem xét và xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo như quy định ở trên thì người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính. Nếu không chấp hành đúng và chấp hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về hành vi của mình. Việc chấp hành xong hình phạt thì được cơ quan Thi hành án thông báo kết quả sang Tòa án trong vòng 5 ngày.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 71/2016/NĐ-CP;
– Luật Tố tụng hành chính 2015.