Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động trên thị trường. Khi muốn bổ nhiệm, xếp lại lương đối với công chức, viên chức thì người/cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh theo quy định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức:
- 4 4. Một số quy định về bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức:
1. Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức là gì?
Mẫu quyết định về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức. Mẫu quyết định nêu rõ người được bổ nhiệm, nội dung xếp lương…
Mẫu quyết định về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức được cơ quan được nhà nước trao quyền để ra quyết định về việc có nên bổ nhiệm hay không bổ nhiệm chức danh công chức, viên chức và việc xếp lương các chức danh này theo pháp luật quy định.
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức:
UBND TỈNH …
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: …/QĐ-SGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
…, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ…(1) …;
Căn cứ…(1)…;
Theo đề nghị của Thủ trưởng ….(2)… và Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với …(3)…;
Từ ngạch ..(4)…, mã số: …(4)…, hệ số …(5)…., được chuyển sang chức danh nghề nghiệp ….(6)…, mã số: ….(6)….., hệ số ….(5)….., kể từ ngày ….. tháng …. năm …..
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày ….. tháng …. năm ……
Điều 2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra; Thủ trưởng ……(1)….,Thủ trưởng các đơn vị liên quan và ….(7)….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Sở Nội vụ (để b/c);
-. ..(8)…;
– Lưu: VT, TCCB, (9)
GIÁM ĐỐC (10)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức:
(1) Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định.
(2) Tên đơn vị quản lý viên chức.
(3) Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được chuyển chức danh nghề nghiệp.
(4) Ngạch, mã số ngạch của viên chức hiện hưởng.
(5) Hệ số lương .
(6) Chức danh nghề nghiệp và mã số được chuyển sang.
(7) Họ và tên người được chuyển chức danh nghề nghiệp.
(8) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân để báo cáo, phối hợp, biết, thực hiện,…
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(10) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
4. Một số quy định về bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức:
Thông tư 30/2020/TT-BTTTT bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được quy định rất cụ thể tại Điều 3 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT bổ nhiệm và xếp lương chức danh công chức, viên chức như sau:
Thứ nhất, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư 05/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Thứ hai, Khi bổ nhiệm viên chức từ ngạch hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bậc lương ở đây được hiểu là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng.
Về nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp: Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 02/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Về việc áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp: Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3), cụ thể:
– Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng I (mã số V11.05.09), quản trị viên hệ thống hạng I (mã số V11.06.12), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I (mã số V11.07.16), phát triển phần mềm hạng I (mã số V11.08.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
– Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II (mã số V11.05.10), quản trị viên hệ thống hạng II (mã số V11.06.13), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II (mã số V11.07.17), phát triển phần mềm hạng II (mã số V11.08.20) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
– Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III (mã số V11.05.11), quản trị viên hệ thống hạng III (mã số V11.06.14), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III (mã số V11.07.18), phát triển phần mềm hạng III (mã số V11.08.21) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
– Chức danh nghề nghiệp quản trị viên hệ thống hạng IV (mã số V11.06.14), phát triển phần mềm hạng IV (mã số V11.08.22) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Về cách xếp lương: Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
– Trường hợp khi được tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III (mã số V11.05.11), quản trị viên hệ thống hạng III (mã số V11.06.14), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III (mã số V11.07.18), phát triển phần mềm hạng III (mã số V11.08.21);
– Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III (mã số V11.05.11), quản trị viên hệ thống hạng III (mã số V11.06.14), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III (mã số V11.07.18), phát triển phần mềm hạng III (mã số V11.08.21)…
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
1. Viên chức được cơ sở giáo dục đại học công lập tuyển dụng theo quy định của pháp luật; đã thực hiện quy định về chế độ tập sự đối với viên chức và được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đánh giá đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
2. Viên chức được thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định của
Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo
– Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
– Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
– Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Do đó cần lưu ý, việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật. Không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của luật chuyên ngành.
Cơ sở pháp lý:
-Luật cán bộ công chức;
-Thông tư 30/2020/TT-BTTTT;
-Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.