Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ban hành.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty là gì?
Bổ nhiệm là việc giao cho cá nhân giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, giữ chức vụ trong doanh nghiệp bằng quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người quản lý đứng đầu đơn vị.
Theo Luật cán bộ, công chức có quy định Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
Kế toán trưởng là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở… và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Trong các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp, Kế toán trưởng luôn đứng dưới, làm việc dưới quyền Giám đốc Tài chính
Mẫu
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của doanh nghiệp:
CÔNG TY ……
—————–
Số: ……. – QĐ/CTY
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
….., ngày …. tháng ….. năm 20…..
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN ……
V/v: Bổ nhiệm Kế toán trưởng Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ………
– Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần … ;
– Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ……. ;
– Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh;
– Xét năng lực và phẩm chất cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay bổ nhiệm
Họ và tên: ……. Giới tính: …….
Sinh ngày:…./…./…. Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: … do công an ………….. cấp ngày: …/…/….
Nơi đăng ký HKTT:…
Chỗ ở hiện tại:…
Giữ chức vụ: Kế tóan trưởng Công ty cổ phần ……
Điều 2. Ông (bà) …… có các nghĩa vụ:
– Giúp giám đốc tổ chức công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh doanh cho doanh nghiệp;
– Tuân thủ Luật pháp đồng thời tuân thủ quy chế quản lý tài chính;
– Phải tổ chức, đôn đốc, kiểm tra các nhân viên kế toán của mình, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của kế toán.
Và các quyền:
– Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp lập chứng từ cho các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó một cách chính xác và chuyển về phòng kế toán các chứng từ đó đầy đủ, kịp thời;
– Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp phối kết hợp thực hiện các công việc có liên quan;
– Ký duyệt các chứng từ, báo cáo kinh tế và phải bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ này.
– Ông (bà) ……được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, chế độ công tác phí theo quy định trong
Điều 3. Ông (bà) …… và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
– Như điều 3
– Lưu VP
T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH
Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Đưa ra quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng đối với…
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật về kế toán trưởng, phụ trách kế toán:
Căn cứ vào
4.1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán:
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán được quy định như sau:
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
2. Phụ trách kế toán:
a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
3. Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, Điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Như vậy, Kế toán trưởng được bố trí bởi đơn vị kế toán; Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị là là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
4.2. Tiêu chuẩn và Điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán:
1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.
2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
b) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
đ) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;
h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.
4. Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp Luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp Luật liên quan.
5. Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn Điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.
6. Tiêu chuẩn, Điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
Như vậy, tiêu chuẩn của kế toán trưởng phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.