Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề;.. Trong trường hợp muốn bổ nhiệm hòa giải viên lao động thì cần có mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động là gì?
– Khái niệm: Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
– Vai trò của hòa giải viên là Hòa giải viên chỉ đóng vai trò là người trung gian hướng dẫn, giúp đỡ các bên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng con đường hòa giải chứ không áp đặt, bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải. … Khi đó, tổ hoà giải có trách nhiệm báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý kịp thời
–
Mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin của ông bà được bổ nhiệm làm hòa giải viên, nội dung của quyết định
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG
———————–
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH….
Căn cứ:….
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/….. và ý kiến của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại văn bản số …. ngày…. tháng …. năm…
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ nhiệm các ông/ bà có tên sau đây làm hòa giải viên lao động.
1. …….
2. ……..
3. …….
Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 5 năm.
Điều 2. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao và được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân…….., Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các ông/ bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ………;
– Lưu:…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động:
– Soạn đầy đủ về quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao đọng
+ Thông tin đầy đủ, chính xác của người được bổ nhiệm
+ Quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng vị trí cụ thể
– Chủ tịch (ký tên và đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về bổ nhiệm hòa giải viên lao động:
4.1. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động:
– Tiêu chuẩn hòa giải viên được quy định tại Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, theo đó cá nhân có đủ điều kiện sau đây sẽ đạt tiêu chuẩn hòa giải viên lao động:
+ Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
4.2. Trình tự thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động:
Căn cứ theo điều 93 Điều 93. Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bước 1. Vào Quý I hằng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát nhu cầu tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý để lập kế hoạch và báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hằng năm
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch của các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và kế hoạch của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để xây dựng thành kế hoạch chung của toàn tỉnh Và thành phố trực thuộc trung ương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan và đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện
Bước 4: Cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan Và đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ dự tuyển gồm:
+ Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế
+ Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
+ Văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có)
Bước 5: Phòng lao động – Thương binh và xã hội rà soát người đủ tiêu chuẩn
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định;
Bước 6: Sở lao động – Thương binh và xã hội lập danh sách vị trí bổ nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ nhiệm
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định các hồ sơ dự tuyển (kể cả các hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp nhận), lựa chọn và lập danh sách vị trí bổ nhiệm của từng hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm;
Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động.
Thời hạn bổ nhiệm hòa giải viên lao động tối đa không quá 05 năm. Trường hợp hết thời hạn bổ nhiệm hòa giải viên có thể được bổ nhiệm lại nếu như hòa giải viên lao động có nhu cầu tiếp tục làm hòa giải viên và có đơn đề nghị bổ nhiệm lại đến Sở lao động – Thương binh và xã hội ít nhất 03 tháng trước khi kết thúc thời hạn bổ nhiệm 05 năm.
4.3. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động:
Tại Điều 94. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
1. Hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 92 Nghị định này;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;
d) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
đ) Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và kết quả rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
Như vậy, theo căn cứ như trên thì Hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định như trên, và thực hiện Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động trong từng trường hợp khác nhau. và Hòa giải viên lao động được quy định tại Điều 184
Trên đây là quy định về Mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động, Hướng dẫn làm Mẫu quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động mới nhất hiện nay kèm theo các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định vủa pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.