Quy chế của doanh nghiệp được ban hành bởi người sử dụng lao động. Trong đó, quyết định ban hành quy chế cũng là một thủ tục cần thực hiện. Để đảm bảo trình tự, thủ tục chung trong việc thống nhất, triển khai, áp dụng quy chế trong hoạt động doanh nghiệp. Mẫu quyết định giúp thể hiện chủ trương, quyết định của người sử dụng lao động. Đồng thời đi kèm quyết định là nội dung quy chế được ban hành.
Mục lục bài viết
1. Quyết định ban hành quy chế được hiểu như thế nào?
Quy chế, Quyết định ban hành quy chế là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, quy chế được ban hành kèm theo quyết định. Qua đó để người lao động xác định được nội dung quyết định, các quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong thực hiện hoạt động lao động.
Quy chế là gì?
Trong đó, có thể hiểu quy chế là một văn bản hay nhiều văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành. Ở đây là các quy chế của doanh nghiệp, cho nên chứa đựng các nguyên tắc, hệ thống quy tắc chung mà người lao động cần tuân thủ.
Quy chế giúp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng người lao động. Bao gồm quy định về chế độ chính sách, tổ chức hoạt động, công tác nhân sự,… Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và mang tính nguyên tắc. Do đó mà hiệu quả áp dụng, sự phù hợp của quy chế trong thực tế cần được quan tâm.
Ví dụ: Quy chế khen thưởng, Quy chế tiền lương, Quy chế làm việc, Quy chế tài chính,… Nổi bật nhất ở các doanh nghiệp là quy chế tiền lương và quy chế làm việc. Từ đó xác định các quyền lợi chính, chủ yếu cũng như nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện của người lao động.
Quyết định ban hành quy chế là gì?
Còn với Quyết định ban hành Quy chế, đây là văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định về việc ban hành Quy chế. Trong trường hợp này là quyết định của người sử dụng lao động. Họ đưa ra các nguyên tắc, quy tắc chung để quản lý người lao động.
Quyết định này được thông báo và áp dụng rộng rãi trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ được gửi cho cá nhân, bộ phận, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận để tiến hành ban hành quy chế, phổ biến cho cấp dưới biết và thực thi. Từ đó mà các ý chí chính, trọng tâm của người sử dụng lao động được triển khai thành quy chế.
Trong Quyết định ban hành Quy chế thường sẽ gắn kèm bản Quy chế cụ thể. Các quyết định này mang đến ý chí của người lao động để đảm bảo quyền lợi, hiệu quả quản lý của họ.
Nội dung quy chế được ban hành kèm quyết định:
Quy chế văn bản do người sử dụng lao động ban hành ra bao gồm các quy định, chế độ áp dụng với người lao động của đơn vị. Trong đó, thường để điều chỉnh cụ thể một vấn đề, lĩnh vực quan tâm trong hoạt động tổ chức, quản lý doanh nghiệp.
Quy chế có nội dung hẹp hơn nội quy lao động. Bởi các nội quy thường mang tính khái quát hơn tất cả các mảng, các vấn đề cần triển khai đến tập thể người lao động. Thông thường nó quy định cụ thể một hoặc một số nội dung nào đó của nội quy lao động.
Mục đích sử dụng của quy chế: Để áp dụng với mọi người lao động trong đơn vị hoặc chỉ áp dụng với một bộ phận nào đó.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Mẫu quyết định ban hành quy chế dành cho doanh nghiệp tiếng Anh là Form of decision to issue regulations for enterprises.
3. Một số mẫu Quyết định ban hành quy chế chi tiết:
3.1 Mẫu Quyết định ban hành quy chế làm việc:
CÔNG TY… Số:…/QĐ-…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …., ngày ….tháng….năm….. |
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ
(V/v Ban hành quy chế…..)
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số:…./NĐ-…… ;
Căn cứ Điều lệ công ty……;
Căn cứ………..;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quyết định ban hành kèm theo Quy chế ……….. đối với Bộ phận……
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày………..
Điều 3: Trưởng bộ phận……….có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn nhân viên trong Bộ phận mình tiếp nhận và thi hành Quyết định.
Nơi nhận: – Lưu VT | GIÁM ĐỐC |
QUY CHẾ LÀM VIỆC CÔNG TY
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
– Quy định này quy định chế độ trách nhiệm, nguyên tắc làm việc và trình tự giải quyết công việc của các cá nhân thuộc Công ty …
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các cá nhân thuộc Công ty … bao gồm: Giám Đốc, Quản Lý, nhân viên trực thuộc Công ty …
Điều 3: Chế độ Trách nhiệm
………….
Điều 4: Nguyên tắc và chế độ làm việc
Nguyên tắc:
…………..
Chế độ làm việc
…………
Điều 5: Các loại chương trình và kế hoạch công tác:
………..
Điều 6: Soạn thảo, kiểm tra văn phòng trình ký văn bản:
6.1. Soạn thảo:
………….
6.2. Trình ký:
………….
6.3. Thẩm quyền ký
………..
Điều 7: Tổ chức hội họp
………….
Điều 8: Tiếp khách
………….
Điều 9: Đi công tác
………….
Điều 10: Công tác bảo vệ trật tự, trị an, chế độ thông tin
……………
Điều 11 : Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.
…………
Điều 12: Văn hoá cơ quan
………..
Điều 13: Hiệu lực thi hành
……..
GIÁM ĐỐC
2.2. Mẫu Quyết định ban hành quy chế tiền lương, thưởng:
CÔNG TY …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc |
Số: ………./ QĐ-… | ….., ngày ……….tháng ………. năm |
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Ban hành quy chế lương và thu nhập cho CNV)
– Căn cứ chứng nhận đăng ký kinh doanh số:………;
– Căn cứ vào điều lệ hoạt động của Cty ……..;
– Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của Công ty;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này:
1/- Quy chế tiền lương và thu nhập
2/- Quy định chế độ công tác phí
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…../…/….
Điều 3: Các phòng, ban và toàn thể công nhân viên trong Công Ty …………căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: Giám đốc
– Như điều 3 “để thi hành”
– Các TV HĐQT
– Lưu VT
QUY CHẾ
TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH
……..
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho toàn thể người lao động làm việc tại công ty.
III. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Lương chính
Là mức lương trả cho người lao động làm hành chính trong điều kiện bình thường theo thời gian làm việc thực tế trong tháng. Mức lương này được xác định theo quy định tại
Điều 2. Lương đóng bảo hiểm xã hội
Là mức tiền lương và phụ cấp theo lương theo quy định tại Điều 4
Điều 3. Lương thử việc
………
Điều 4. Lương khoán
Là mức lương dành cho cá nhân trực tiếp làm công việc có tính chất thời vụ, vụ việc, những công việc được giao trong khoảng thời gian nhất định, theo khối lượng công việc chi tiết qua hợp đồng khoán việc.
Điều 5. Cách tính lương
Sử dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế trong tháng bằng ngày công chấm chuẩn làm việc tháng.
Điều 6. Lương thời gian
Được áp dụng cho tất cả nhân viên và các lãnh đạo tham gia làm việc tại công ty.
Chương 2
CÁC KHOẢN TRỢ CẤP VÀ PHỤ CẤP
Ngoài mức lương chính nhận được qua thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng lao động thì người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp và phụ cấp như sau:
Điều 7. Phụ cấp
………..
Điều 8. Trợ cấp
…………
Điều 9. Các khoản phúc lợi khác
……….
Chương 3
TÍNH VÀ TRẢ LƯƠNG
Điều 10. Cơ sở tính lương
……….
Điều 11. Hạn trả lương
……….
Điều 12. Tiền lương làm thêm giờ
………..
Điều 13. Công tác phí
………….
Điều 14. Ngày nghỉ được hưởng nguyên lương
……….
Chương 4
THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ XÉT TĂNG LƯƠNG
Điều 15. Chế độ xét tăng lương
………..
Điều 16. Thủ tục xét nâng lương
………
Điều 17. Mức nâng của mỗi bậc lương
……….
Chương 5
CHẾ ĐỘ THƯỞNG
Điều 18. Thưởng thâm niên
……………..
Điều 19. Thưởng Tết Âm lịch
………….
Điều 20. Thưởng ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch, Ngày Chiến thắng, Quốc tế Lao động
………..
Điều 20. Thưởng đạt doanh thu
……….
T.M Ban Giám đốc
Giám đốc (ký tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn quy chế?
Một số nội dung cần trình bày trong quy chế:
– Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định.
+ Có thể là căn cứ pháp lý trên các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó điển hình phải kể đến là Bộ luật lao động hiện hành.
+ Căn cứ vào nội quy doanh nghiệp. Khi quy chế hướng đến vấn đề điều chỉnh, làm rõ tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc,… Đây là các mảng chi tiết về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp.
– Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết và thực hiện. Quy chế điều chỉnh vấn đề gì, đối với nhóm người nào? Căn cứ vào đây để xác định chủ thể tiếp nhận, triển khai thực hiện. Hoặc lưu trữ trong hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp.
– Hiệu lực của quyết định. Để xác định thời điểm quyết định có hiệu lực, bắt buộc áp dụng.
– Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
– Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT” phía trước, bên dưới ghi “Phó giám đốc”.
– Một số yếu tố đảm bảo hệ thống quy phạm nội bộ của doanh nghiệp:
+ Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái luật. Phải căn cứ trên cơ sở quy định về lao động, về tổ chức hoạt động và quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là quy định liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng của người lao động được Luật lao động quy định.
+ Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành của doanh nghiệp. Phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể. Hướng đến hiệu quả thực hiện cũng như việc tuân thủ quy chế của người lao động.
+ Tính hiệu quả: Tạo thành lang pháp lý cho tổ chức. Góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức. Khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi. Người lao động phải thấy được quyền lợi xứng đáng, nghĩa vụ phù hợp, tương ứng với lợi ích nhận được. Từ đó thúc đẩy chất lượng làm việc, hiệu quả của công tác thi hành quy chế.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật lao động năm 2019.