Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính được cơ quan có thẩm quyền thực hiện khi các cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc trường hợp phải khắc phục hậu quả, việc này phải được ban hành qua quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là gì?
Biện pháp khắc phục hậu quả trong
Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (12/QĐ-ADBPKPHQ) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành với các nội dung bao gồm các văn bản pháp luật làm căn cứ cho quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, thông tin của người bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (họ và tên, nghê nghiệp, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp), nội dung của biện pháp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (12/QĐ-ADBPKPHQ): khi có quan có thẩm quyền có căn cứ để cho rằng người bị xử phạt vi phạm hành chính cần thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan này sẽ ban hành quyết định này nhằm mục đích yêu cầu người này thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (12/QĐ-ADBPKPHQ):
Mẫu số 12/QĐ-ADBPKPHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…… (1)
….. (2)
Số: …../QĐ-ADBPKPHQ
…….(3)…, ngày ….. tháng …… năm …
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả(*)
Căn cứ Điều 28, Khoản 2 Điều 65, Điều 75, Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số… ngày…../…/…. (nếu có);
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
Tôi: ….
Cấp bậc, chức vụ: ….
Đơn vị: ….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ….
Sinh ngày:…./…../……Quốc tịch: …
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): …..
Địa chỉ: …..
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số:…..
Ngày cấp: ……Nơi cấp:….
Phải thực hiện khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại:
+ Điểm….Khoản…..Điều…Nghị định số:….ngày……/…../…
+ Điểm…..Khoản….Điều…..Nghị định số:….ngày…./…../….
+ Điểm….Khoản….Điều…Nghị định số:…..ngày…../…../….
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm:.
Hậu quả cần khắc phục là: ….
Biện pháp để khắc phục hậu quả phải thực hiện gồm: ….
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả. Ông(Bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là:….. (Bằng chữ:…..) cho (4):… là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…/…./…..
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho Ông(Bà)/Tổ chức ….. để chấp hành.
Trong thời hạn…… ngày, kể từ ngày được giao Quyết định này, Ông(Bà)/Tổ chức có trách nhiệm chấp hành Quyết định. Nếu quá thời hạn mà Ông(Bà)/Tổ chức không tự nguyện chấp hành Quyết định này sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Ông(Bà)/Tổ chức vi phạm có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (4)….. để phối hợp thực hiện.
3. Gửi cho (5) …. để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu)
(Ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Người soạn thảo Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định.
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu đề nghị, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, nội dung quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(*) Áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xư phạt VPHC;
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ quan nhà nước đã tỏ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính thì ghi tên của cơ quan đã thi hành biện pháp khắc phục hậu quả;
(5) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Những quy định liên quan đến áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng được quy định tại Điều 28
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với tình trạng trước khi xảy ra vi phạm;
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép khi bị xử phạt vi phạm về lỗi xây dựng công trình không có giấy phép.
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện đối với các hành vi nhập khẩu trái phép hàng hóa.
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại khi vi phạm quy định về kinh doanh, buôn bán các hàng hóa, vật phẩm có hại.
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn khi thực hiện hành vi liên quan đến đăng thông tin sai sự thật.
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm khi bị phạt về lỗi hàng hóa vi phạm.
+ Buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng khi tiến hành kinh doanh, sản xuất các hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Như vậy, các các cá nhân, tổ chức vi phạm tùy thuộc vào các hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên. Các cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện theo đúng quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Theo Chương II Luật xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc về các chủ thể sau:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
+ Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng;
+ Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ cùng các Trưởng phòng nghiệp vụ khác liên quan;
+ Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng;
+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;
+ Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
+ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục liên quan;
+ Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm;
+ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm;
+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
+ Cục trưởng cục thuế;
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
+ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;
+ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;
+ Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Các cục;
+ Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng cục liên quan;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt;
+ Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
+ Thẩm phán chủ tọa phiên toà;
+ Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản;
+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực;
+ Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự;
+ Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.