Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về việc bắt buộc chữa bệnh nhưng năm 2017 Văn phòng Quốc hội đã ban hành Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự cũng quy định bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp. Vậy, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (14-HS) có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 14-HS: Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì?
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, của Nhà nước. Mục đích của biện pháp tư pháp này là phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự an toàn xã hội của những người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Mẫu số 14-HS: Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là mẫu quyết định bắt buộc chữa bệnh do Tòa án lập ra áp dụng đối với trường hợp bị can, bị cáo bị bệnh thông qua giám định của Hội đồng giám định pháp y tâm thần, theo đó khi nhận được quyết định người có tên trong giấy sẽ phải chấp hành áp dụng biện pháp này.
Mẫu số 14-HS: Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là mẫu quyết định mới nhất do Tòa án lập ra với mục đích áp dụng biện pháp chữa bệnh của bị can, bị cáo dựa trên căn cứ của Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần đối bị can hoặc bị cáo trong vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm).
2. Mẫu số 14-HS: Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Mẫu số 14-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN……..(1)
––––––
Số:…./……(2)/QĐ-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––
…….., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
CHÁNH ÁN (PHÓ CHÁNH ÁN) TÒA ÁN(3)……..
Căn cứ các điều 44, 447, 451 và 453 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Điều 49 của Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần số: (4)……..đối với bị can (bị cáo) (5)………trong vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số: (6)……..
Xét thấy việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là cần thiết,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can (bị cáo) (7)……tại (8)….
Điều 2
Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành kể từ ngày….tháng….năm….cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ.
Điều 3
Bị can (bị cáo) có tên tại Điều 1 và (9)……..có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– (11)…….;
– Lưu hồ sơ vụ án.
(10)………
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu số 14-HS: Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Mẫu số 14-HS: Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trình bày như sau:
(1) và (3) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(4) ghi rõ Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần (ví dụ: Số 01/KLGĐ
ngày 01-01-2017 của Viện Pháp y tâm thần Trung ương).
(5) và (7) ghi đầy đủ họ tên, của bị can (bị cáo), ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của bị can (bị cáo).
(6) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….
(8) ghi rõ tên cơ sở bắt buộc chữa bệnh Tòa án chỉ định.
(9) ghi rõ
(10) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi
“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”.
(11) Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở bắt buộc chữa bệnh, bị can (bị cáo)
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Căn cứ theo Điều 49
“Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”
Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người đang chấp hành hình phạt mà bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Căn cứ để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với các đối tượng trên là kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là Viện kiểm sát hoặc Tòa án (tùy theo giai đoạn tố tụng: giai đoạn điều tra, truy tố hoặc giai đoạn xét xử vụ án hình sự) căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết đưa người bị áp dụng biện pháp này vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 thì chỉ Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp này. Sau khi khỏi bệnh, người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu không có lý do khác, để được miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt theo Điều 29 và Điều 59 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017.
Về thời gian bắt buộc chữa bệnh, căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị chuyên khoa, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng mà viện kiểm sát hay Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành án biện pháp này. Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp nhằm hỗ trợ cho hình phạt, vừa nhằm thể hiện tính nhân đạo của Pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, theo quy định tại điều 49 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất bộ luật hình sự, thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế về thời hạn, người được đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền. Đối với người đang chấp hành án phạt tù thì thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Ngoài các biện pháp tư pháp cụ thể được áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội kể trên, Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất bộ luật hình sự còn quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khi họ phạm tội, Tòa án căn cứ vào quy định của Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật hình sự, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
+ Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
+ Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Như vậy, các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt mà chỉ là những biện pháp hỗ trợ cho hình phạt, có vai trò quan trọng trong đấu tranh – phòng chống tội phạm. Qua đó để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.