Mẫu phương án kinh doanh lữ hành là mẫu văn bản phương án kinh doanh được doanh nghiệp lữ hành lập ra nhằm để đề ra những phương án cũng như kế hoạch kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Vậy mẫu phương án kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phương án kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa:
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:….. | ..,ngày…tháng….năm… |
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA
1. Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế/nội địa:…
2.
a. Thị trường kinh doanh mục tiêu theo phạm vi kinh doanh:…..;
b. Loại hình du lịch dự kiến phục vụ cho khách du lịch:…
c. Biện pháp đảm bảo về trật tự, an ninh, an toàn cho khách du lịch trong cả quá trình thực hiện chương trình du lịch:…
d. Biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi thực hiện các chương trình du lịch:…
3. Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
– Sơ đồ về bộ máy tổ chức, các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành:…
– Số lượng các cán bộ, nhân viên trong đó có tỷ lệ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ lữ hành:…
– Số lượng và danh sách các hướng dẫn viên đã có thẻ hướng dẫn viên du lịch:…
– Số thẻ của từng hướng dẫn viên. Ngày tháng năm cấp. Nơi cấp:…
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh (trang thiết bị văn phòng, các phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị khác):…
5. Dự kiến về kết quả kinh doanh trong ba năm đầu:
– Lượng khách (chia theo từng đối tượng khách):….
– Doanh thu của năm lập phương án:…
– Lợi nhuận trước thuế:…
– Lợi nhuận ròng (sau thuế):…
– Nộp ngân sách:….
ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn các nội dung trong mẫu phương án kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa:
Khi soạn thảo mẫu phương án kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, người soạn thảo cần phải chú ý những nội dung sau:
– Góc trái trên cùng của văn bản phải ghi rõ tên của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch ABC;
– Phía dưới của tên doanh nghiệp là số hiệu văn bản của doanh nghiệp;
– Góc phải trên cùng của văn bản ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ. Ở phía dưới ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm lập văn bản;
– Tên văn bản (Phương án kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế);
– Nội dung:
+ Phạm vi kinh doanh lữ hành:
Kinh doanh phục vụ những khách du lịch nội địa (trong nước). Khách du lịch nội địa là những công dân Việt Nam, những người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch ở trong lãnh thổ Việt Nam.
Kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (đảo Jeju Hàn Quốc,…). Khách du lịch ra nước ngoài là những công dân Việt Nam và những người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Hay phục vụ khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam du lịch (Huế, Tràng An,..). Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là những người nước ngoài, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
+ Kế hoạch kinh doanh trong ba năm đầu của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế/nội địa:
Trong đó nêu rõ ràng về xác định thị trường mục tiêu, các loại hình du lịch dự kiến hoạt động như là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa hay du lịch khám phá,…; các biện phám để bảo vệ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước, dân tộc và đảm bảo an toàn cho những khách du lịch.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Phù hợp với quy mô, loại hình doanh nghiệp, phù hợp với cơ chế quản lý, hoạt động của doanh nghiệp, danh sách các hướng dẫn viên. Cụ thể như sau:
Sơ đồ về bộ máy tổ chức, các chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận cấu thành;
Số lượng các cán bộ, nhân viên, trong đó phải thể hiện rõ tỷ lệ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ lữ hành trong doanh nghiệp;
Số lượng, danh sách những hướng dẫn viên đã có thẻ hướng viên du lịch.
+ Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh:
Nếu các cơ sở vật chất như những trang thiết bị của văn phòng kinh doanh, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ khách du lịch…
+ Dự kiến về tài chính cho những kế hoạch kinh doanh trong ba năm đầu:
Bao gồm: Lượng khách của năm lập ra phương án kinh doanh, gồm những đối tượng khách nào (như khách Việt Nam ra nước ngoài, khách quốc tế đến Việt Nam, khách nội địa); Doanh thu của năm lập ra phương án kinh doanh như lợi nhuận trước thuế của năm lập ra phương án kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của năm lập ra phương án kinh doanh; nộp vào ngân sách nhà nước của lập ra phương án kinh doanh.
3. Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa được dùng khi nào:
3.1. Hiểu như thế nào là kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa:
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện những hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập ra các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, thực hiện quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua những trung gian hay các văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và hướng dẫn du lịch.
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3
Ta hiểu chương trình du lịch chính là lịch trình được định nghĩa trước của một chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức thực hiện, trong đó sẽ xác định thời gian chuyến đi, địa điểm đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán của chương trình du lịch. Nội dung của chương trình du lịch đã thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết những hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống cho đến vui chơi giải trí, tham quan…Mức giá của chuyến đi bao gồm có cả giá của hầu hết các dịch vụ và cácc hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện. Như vậy, chương trình du lịch chính là một sự hướng dẫn việc thực hiện những dịch vụ đã được sắp đặt trước, làm thỏa mãn được các nhu cầu khi đi du lịch của con người. Trong đó:
– Phải có ít nhất là hai dịch vụ trong chương trình du lịch và việc tiêu dùng sẽ được sắp đặt theo một trình tự về không gian và thời gian nhất định;
– Giá cả của chương trình du lịch phải là giá gộp những dịch vụ có trong chương trình;
– Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách hàng tiêu dùng.
Kinh doanh lữ hành bao gồm có kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế.
Kinh doanh lữ hành nội địa chính là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện những chương trình du lịch cho những khách du lịch nội địa. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ cho những khách du lịch nội địa.
Kinh doanh lữ hành quốc tế chính là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện những chương trình du lịch cho các khách du lịch quốc tế. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và cả những khách du lịch ra nước ngoài.
3.2. Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa được dùng khi nào:
Trước tiên, phải hiểu phương án kinh doanh chính là tổng hợp các phân tích, đánh giá, những lựa chọn và tác nghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống những chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của một thương vụ kinh doanh cụ thể nào đó trong doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế/nội địa theo quy định của pháp luật về du lịch là một trong những tài liệu cần thiết có trong chiến lượn kinh doanh của những doanh nghiệp kinh doanh về lữ hành nội địa/quốc tế. Phương án kinh doanh lữ hành do chính doanh nghiệp tự chuẩn bị gồm có các yếu tố cần thiết như là phạm vi kinh doanh, cơ sở vật chất, tài chính, đối tượng khách hàng, lợi nhuận trong năm… khi thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành.
Mẫu phương án kinh doanh lữ hành là mẫu văn bản phương án kinh doanh được doanh nghiệp lữ hành lập ra nhằm để đề ra những phương án cũng như kế hoạch kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Mẫu phương án phải nêu rõ phạm vi kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế/nội địa, kế hoạch kinh doanh trong những năm đầu của doanh nghiệp, tổ chức của bộ máy hoạt động kinh doanh, các cơ sở vật chất và dự kiến về kết quả kinh doanh trong ba năm đầu của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Du lịch 2017