Hiện nay, do sự thiếu hiểu biết của người dân mà trong quá trình đánh bắt đã đánh bắt phải các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà không biết dẫn đến tình trạng các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm ngày càng trở nên ít lại. Vậy nên pháp luật hiện hành nước ta đã quy định về phương pháp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định là: “Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng”.
Để hiểu rõ hơn về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thì tác giả đã cung cấp thêm căn cứ pháp lý tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có quy định chi tiết về danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm nhóm 1 và 2. Trong đó, 126 loài thủy sản nằm trong nhóm 1 và 60 loài thủy sản nằm trong nhóm 2… bị cấm khai thác với mục đích thương mại. Nhiều loài thủy sản được liệt kê trong các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật tại Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, …. Các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ chỉ được khai thác cho các mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc vì mục đích khác nếu đáp ứng điều kiện về kích thước và thời hạn khai thác theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 26.
Tuy nhiên, để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cần có sự chung tay vào cuộc sâu rộng của chính quyền các địa phương ven biển nhằm tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh trên địa bàn đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là ngư dân trong việc không khai thác, sử dụng các cá thể, sản phẩm, bộ phận cơ thể các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc. Phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là văn bản trình bày dự kiến về những việc phải làm, đưa ra những giải pháp để lựa chọn và tổ chức thực hiện về khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý.
Mẫu phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là văn bản, giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng. Đây cũng là văn bản sẽ được cơ quan có thẩm quyền
Bằng việc nộp phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá được tình hình khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm của tổ chức cộng đồng, từ đó đưa ra quyết định về việc công nhận và giao quản lý, hơn nữa, việc đưa ra một bản phương án đầy đủ, chi tiết chứng minh tính tuân thủ pháp luật, sự tâm huyết và đã đưa ra được những cách thức, phương hướng hoạt động hiệu quả trong tương lai.
2. Mẫu phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm:
PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
1. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan,… của đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai thác; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nghiên cứu đã được thực hiện ở địa bàn trước đây và các thông tin khác có liên quan. Số liệu đánh giá tổng thể về quần thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trên thế giới (nếu có) và ở Việt Nam.
2. Tổng quan khu vực thực hiện:
Nêu rõ địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực khai thác; hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở khu vực dự kiến khai thác.
3. Phương pháp, thời gian thực hiện (thống kê các nội dung điều tra và các phương pháp đã thực hiện các nội dung đó, kèm theo các mẫu biểu nếu có):
4. Đề xuất phương án khai thác: Phương tiện, công cụ, hình thức khai thác.
5. Kết quả dự kiến của nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế:
6. Kết luận và kiến nghị:
7. Phụ lục: Trình bày những thông tin chưa được nêu trong phần kết quả như: danh mục loài thủy sản, các bảng số liệu, hình ảnh và các tài liệu khác có liên quan.
8. Tài liệu tham khảo: ….
…, ngày …. tháng ….. năm ……..
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
Để hướng dẫn mẫu phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm một cách rõ ràng nhất, tác giả sẽ đưa ra các nội dung cần lưu ý cụ thể như sau:
1. Đặt vấn đề
2. Tổng quan khu vực thực hiện:
3. Phương pháp, thời gian thực hiện
4. Đề xuất phương án khai thác
5. Kết quả dự kiến của nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế:
4. Thủ tục phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
Việc khai thác thủy sản thuộc loại nguy cấp, quý hiếm phải xin phép Tổng cục Thủy sản, cụ thể như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
– Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu;
– Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
Bước 2: nộp hồ sơ:
+ Cơ quan tiếp nhận: Tổng cục Thủy sản
+ Hình thức nộp hồ sơ:
o nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
o nộp qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 3: thẩm định hồ sơ và ban hành văn bản chấp thuận
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số 12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 4: cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
Như vậy, để việc khai thác thủy sản thuộc loại nguy cấp, quý hiếm được diễn ra đúng theo mong muốn của cơ sở khai thác thủy sản thuộc loại nguy cấp, quý hiếm thì tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác thủy sản thuộc loại nguy cấp, quý hiếm gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì cơ sở khai thác thủy sản thuộc loại nguy cấp, quý hiếm cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ như đã được nêu ở trên và có thể nộp hộ sơ theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện về Tổng cục Thủy sản.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản 2017
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản